Nhìn lại những sự kiện giáo dục trong năm 2003
Giáo dục - Ngày đăng : 17:00, 22/12/2003
Hà Nội tuyên dương thủ khoa. Ảnh: T.A |
Trong năm 2003, vấn đề chất lượng giáo dục “đi xuống” là chủ đề có lẽ đã được nhắc đến nhiều nhất trên các diễn đàn báo chí cũng như trong dư luận nhân dân. Tất nhiên, bên cạnh nỗi buồn cũng có những niềm vui, năm qua cũng được coi là một năm thành công của giáo dục Việt Nam khi các học sinh của nước nhà vẫn tiếp tục “thắng lớn” trong các kỳ thi quốc tế. Ngoài ra, ngay tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên chúng ta đã tổ chức được một buổi lễ trang trọng nhằm tôn vinh những nhân tài đất nước…
Dưới đây là 5 sự kiện được Hànộimới Điện tử đánh giá là nổi bật nhất trong năm. Sự bình chọn này cũng chỉ mang tính tương đối, nếu bạn đọc có ý kiến khác xin gửi thư về địa chỉ: hanoimoi@hanoimoi.com.vn.
Báo động chất lượng giáo dục: Ngay sau khi kỳ ĐH, CĐ năm 2003 kết thúc và có kết quả sơ bộ thì dư luận cả nước dường như đã rung động khi được nghe những con số tổng kết: Trong tổng số lượt thí sinh dự thi đại học năm 2003 là 943.407, chỉ có 13,5% thí sinh thi ĐH đạt 15 điểm trở lên cho cả 3 môn thi, có 5.731 thí sinh, cả 3 môn thi đều bị điểm 0, và chỉ có 0,08% thí sinh đạt điểm thi loại giỏi là 27… Như vậy, nếu so sánh những con số trên với tỷ lệ 92,6% thí sinh đã đậu tú tài trước đó chưa đầy 2 tháng thì quả là những con số báo động đối với ngành giáo dục. Nhiều nguyên nhân sau đó đã được đưa ra để lý giải, tuy nhiên, điều được người ta quan tâm nhiều nhất chính là căn bệnh thành tích như đã “thâm căn, cố đế” trong ngành giáo dục.
Hà Nội tuyên dương các thủ khoa: Tối
Học sinh Việt
Rắc rối trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ: Mùa tuyển sinh ĐH 2003 đã qua từ lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều việc còn bỏ ngỏ khiến các chuyên gia giáo dục đang phải lao tâm khổ tứ để nghiên cứu các phương pháp cải tiến. Đây là mùa thử nghiệm thứ hai của giai đoạn quá độ cải tiến tuyển sinh với phương án "ba chung", có "hậu thuẫn" là một kế hoạch dài hơi đến năm 2007 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, cái “ba chung” đó đã rối như tơ vò, đôi khi khiến nhiều trường “khóc dở, mếu dở”. Bao giờ sự lúng túng này mới được giải quyết? Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH Bành Tiến Long từng nói: "khó có thể xác định đến bao giờ". Còn hiện tại Bộ GD- ĐT vẫn đang tiếp tục tổ chức chưng cầu ý kiến.
Vấn đề tăng học phí ở các cấp học: Theo đề nghị của Bộ GD&ĐT, bậc tiểu học vẫn được miễn học phí. Bậc THCS sẽ thu với mức hợp lý để đảm bảo kinh phí cho giáo dục. Học phí bậc THCN cũng tăng nhưng không đáng kể nhằm khuyến khích, thu hút người học. Riêng bậc ĐH sẽ tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 250.000 đồng/tháng. Học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng được kiến nghị tăng lên tối đa là 4,5 triệu đồng/năm. Hiện nay trong khi phía Bộ GD - ĐT khẳng định sẽ vẫn chưa tăng học phí trong kỳ đầu năm học tới. Tuy nhiên dư luận vẫn còn nhiều tranh luận rằng việc tăng học phí có tỷ lệ thuận với tăng chất lượng giáo dục và có phù hợp với diều kiện thực tế khi phần lớn học sinh, sinh viên đều thuộc khu vực nông thôn…
T.A