Mỹ cho phép sơ tán công dân khỏi Nhật

Thế giới - Ngày đăng : 15:39, 17/03/2011

(HNMO) - Hôm qua, 16/3, Mỹ đã cho phép những cuộc sơ tán công dân Mỹ đầu tiên ra khỏi Nhật Bản, giữ một lập trường cứng rắn hơn về cuộc khủng hoảng hạt nhân sâu sắc và cảnh báo công dân Mỹ hoãn tất cả các chuyến đi không cần thiết tới bất cứ vùng nào của Nhật khi điều kiện thời tiết và gió không thể dự báo khiến nguy cơ nhiễm phóng xạ lan rộng.


Tổng thống Barack Obama hôm qua đã đặt một cuộc điện thoại cho Thủ tướng Nhật Naoto Kan để thảo luận về những nỗ lực phục hồi của Nhật Bản sau trận động đất sóng thần hôm 11/3 và cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Dai-chi. Obama hứa với ông Kan rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho Nhật và "bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt của mình về nghị lực và cách giải quyết của người dân Nhật Bản", Nhà Trắng nói.

Nhưng qua cuộc điện đàm được tổ chức vội vàng với các quan chức của Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng của chính quyền đã nhấn mạnh mối quan ngại của các cơ quan này. Cảnh báo du lịch mở rộng cho các công dân Hoa Kỳ đang ở trong nước và kêu gọi họ cân nhắc việc ra đi. Sự ra đi chính đáng dành cho sự tự nguyện di tản tới các thành viên gia đình và những người phụ thuộc của nhân viên Mỹ tại Tokyo, Yokohama và Nagoya và ảnh hưởng đến khoảng 600 người.

Quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Patrick Kennedy cho biết những chiếc máy bay đặc biệt sẽ được điều đến để giúp những công dân Mỹ muốn ra đi. Mọi người phải đối mặt với ít rủi ro hơn ở miền nam Nhật Bản, nhưng sự thay đổi điều kiện thời tiết và gió có thể nâng cao mức độ bức xạ ở những nơi khác trong những ngày tới, ông nói.

Quyết định bắt đầu sơ tán noi theo gương di chuyển của các nước như Australia và Đức, những nước cũng đã khuyến cáo công dân của họ xem xét việc rời khỏi Tokyo và các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất. Tokyo, cách khu vực nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng khoảng 170 dặm, đã thông báo mức độ bức xạ tăng cao là quá nhỏ để đe dọa tới 39 triệu dân ở trong và xung quanh Thủ đô.

Băn khoăn về việc bảo vệ mối quan hệ của Mỹ với đồng minh châu Á thân cận nhất, Tổng thống Obama đã nói với Thủ tướng Kan tối qua về các bước mà Mỹ tiến hành, ngay trước khi Bộ Ngoại giao ra thông báo sơ tán đầu tiên.

Sáng sớm ngày hôm qua, chính quyền Obama đã kêu gọi sơ tán người Mỹ ra khỏi bán kính 50 dặm quanh khu nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng, làm dấy lên câu hỏi về sự tin cậy của Mỹ với các đánh giá về mức độ nguy hiểm của Tokyo.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney đã tìm cách giảm thiểu bất cứ rạn nứt nào giữa hai đồng minh, nói rằng các quan chức Mỹ đã đề xuất kiến nghị của họ dựa trên phân tích độc lập của họ về các dữ liệu bên ngoài khỏi khu vực xảy ra động đất và sóng thần lớn hôm 11/3.


Nhân viên cứu trợ Mỹ chuyển hàng cứu trợ cho người dân Nhật


Cho đến hôm qua, Hoa Kỳ đã khuyến cáo công dân của mình thực hiện theo các khuyến nghị của chính phủ Nhật Bản. Vào cuối ngày 15/3, ông Carney cho biết những khuyến nghị là "như nhau mà chúng ta phải thực hiện trong tình hình này".

Nhưng điều kiện tại nhà máy hạt nhân tiếp tục xấu đi, với sự gia tăng bức xạ buộc Nhật Bản phải yêu cầu người lao động tạm thời rút lui. Ông Obama đã gặp Gregory Jaczko, Chủ tịch Ủy ban điều tiết hạt nhân, người được đề nghị mở rộng hơn khu vực sơ tán, tại Nhà Trắng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mark Toner cho biết, Hoa Kỳ có nhân viên lãnh sự tại các quận Ibaraki và Miyagi và đã cử cán bộ đến kiểm tra người Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đang làm nhiệm vụ cứu trợ có thể tiếp cận gần hơn 50 dặm với nhà máy nếu được chấp thuận.

Lầu Năm Góc cho biết, quân đội đang nhận thuốc chống bức xạ trước khi thực thi nhiệm vụ tại các khu vực có thể bị phơi nhiễm bức xạ.

Với sự xuất hiện của 3 con tàu khác vào sứ mệnh nhân đạo lớn, đã có 17.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến đang có mặt trên 14 tàu lớn tại vùng biển ngoài khơi Nhật Bản. Khoảng vài nghìn thành viên quân đội và không lực hiện đang đóng quân tại các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản cũng đã được huy động cho các nỗ lực cứu trợ.

Các phi công đã bay để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu và điều hành các máy bay không người lái Global Hawk và U-2 giúp người Nhật đánh giá thiệt hại do thiên tai.

Thời tiết cũng tạm thời cản trở một số kế hoạch cứu trợ ngày hôm qua. Các phi công không thể lái máy bay trực thăng ra khỏi boong của tàu sân bay USS Ronald Reagan cho đến tận cuối ngày vì tầm nhìn kém. Hạm đội 7 cho biết 15 chuyến bay với hàng cứu trợ, bằng một nửa con số 29 chuyến bay đã được báo cáo trong ngày trước đó, đã cất cánh để cung cấp thực phẩm, nước, chăn mền và các vật tư khác.

Một số máy bơm nước và ống vòi đã được gửi từ các căn cứ Mỹ trên khắp Nhật Bản đến giúp Fukushima, nơi các chuyên gia đang nỗ lực hết sức để làm mát các lò phản ứng hạt nhân quá nóng bằng nước biển. Hoa Kỳ cũng đã điều hai xe chữa cháy đến khu vực được điều hành bởi các nhân viên cứu hỏa Nhật Bản, Trung tá Leslie Hull-Ryde, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết. 

H.V