"Một cửa” bị vênh
Đời sống - Ngày đăng : 07:04, 08/03/2011
Tuy nhiên, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2010 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lại quy định: nộp hồ sơ và lấy kết quả tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường). Như vậy, các đơn vị hành chính cấp huyện nếu thực hiện đúng Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ trái với Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2010 của Chính phủ. Hơn nữa, việc đưa các thủ tục ra thực hiện tại "một cửa" là việc rất khó khăn, đòi hỏi các đơn vị phải quyết tâm mới làm được. TP Hà Nội đã nỗ lực tổ chức thực hiện "một cửa" và mô hình này ở cấp huyện khá thành công. Nhiều đơn vị như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hà Đông, Long Biên, Sơn Tây... đã đầu tư xây dựng bộ phận "một cửa" hiện đại, đủ tiêu chuẩn và đưa cơ bản thủ tục hành chính (TTHC) ra thực hiện tại "một cửa".
Trước việc cùng tồn tại 2 văn bản "vênh" nhau như vậy, các đơn vị trên địa bàn TP vẫn thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả HSHC tại "một cửa". Lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cũng cho rằng, việc tổ chức thực hiện theo cơ chế "một cửa" với tất cả các TTHC là cần thiết, tạo sự minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, công dân; đồng thời, tránh tình trạng lãng phí khi đã đầu tư xây dựng "một cửa" khang trang, hiện đại lại chỉ để tiếp nhận TTHC của một vài lĩnh vực. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khảo sát tình hình triển khai và kết quả thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" tại một số địa phương để chuẩn bị tổng kết, báo cáo Chính phủ. Hy vọng rằng, những hiệu quả thực tiễn từ cơ chế "một cửa" mang lại sẽ được các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu để đưa ra quyết định phù hợp, thống nhất, tạo thuận lợi cho các đơn vị chính quyền và tổ chức, công dân, DN trong thực hiện.