10 sự kiện đối ngoại nổi bật năm 2010
Đối ngoại - Ngày đăng : 08:46, 31/12/2010
Từ tầm nhìn đến hành động" đã cụ thể hóa mục tiêu hình thành cộng đồng vào năm 2015; thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc khu vực. Dấu ấn thành công trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010, đúng 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đã góp phần đáng kể nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Việt Nam đã ghi dấu ấn thành công trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010. |
2. Hoàn thành MDGs trước thời hạn: Thành công trên của Việt Nam đã được các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao Liên hợp quốc (LHQ) kiểm điểm 10 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) ở New York (Mỹ) tháng 9-2010 thừa nhận và đánh giá cao. MDGs mà Việt Nam hoàn thành trước thời hạn là xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, đẩy lùi sốt rét và các bệnh dịch.
Việt Nam là điểm sáng về thực hiện các MDGs. |
3. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống: Qua 6 năm thực hiện, Nghị quyết 36-NQ/TƯ ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự hòa hợp dân tộc và phát triển đất nước. Bộ Ngoại giao đã đặt công tác người Việt Nam ở nước ngoài là hướng quan trọng hiện tại và trong tương lai của ngành ngoại giao nhằm động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc phát triển đất nước.
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống. |
4. Thành công của Ngoại giao văn hóa: Năm qua, Việt Nam đã lập kỷ lục trong hành trình đưa di sản Việt Nam ra thế giới với bốn di sản được UNESCO công nhận và tôn vinh. Đó là Khu di tích Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành Di sản văn hóa thế giới; 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản tư liệu thế giới; Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại; Cao nguyên đá Đồng Văn được gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu.
Hoàng thành Thăng Long trở thành Di sản văn hóa thế giới. |
5. Nâng cấp quan hệ Việt - Anh lên đối tác chiến lược: Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen đầu tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague đã ký Tuyên bố chung, chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam - Anh lên thành đối tác chiến lược. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển toàn diện, lâu dài, ổn định và bền vững.
Nâng cấp quan hệ Việt - Anh lên đối tác chiến lược. |
6. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị Việt - Trung: Ngày 14-7-2010, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang) và Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra lễ tuyên bố chính thức quản lý đường biên giới mới và triển khai thực hiện Nghị định thư Phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về Cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã ký ngày 18-11-2009. Hệ thống mốc giới cùng với các văn kiện trên là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài giữa hai nước Việt - Trung.
7. Hướng tới quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU: Tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 8 (ASEM 8) diễn ra ở Brussels (Bỉ) tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đã chứng kiến việc ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện mới (PCA) giữa Việt Nam và EU. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng để xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, lâu dài, ổn định và hợp tác toàn diện vì hòa bình và phát triển Việt Nam-EU.
Việt Nam - EU hướng tới đối tác và hợp tác toàn diện. |
8. Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ Việt Nam gần 7,9 tỷ USD: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các nhà tài trợ quốc tế tham dự Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12 vừa qua vẫn cam kết viện trợ cho Việt Nam gần 7,9 tỷ USD trong năm 2011, xấp xỉ mức 8 tỷ USD năm 2010. Mức cam kết này một lần nữa cho thấy niềm tin của cộng đồng quốc tế với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
9. Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP: Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách thành viên chính thức và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu. Đây là tuyên bố của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2010 tại Yokohama (Nhật Bản) tháng 11 vừa qua. TPP là một hiệp định tự do thương mại được bốn nước gồm Brunei, Chile, New Zealand và Singapore khởi xướng vào năm 2005.
10. Diễn đàn Kinh tế thế giới lớn nhất: Được dư luận quốc tế đánh giá có quy mô lớn nhất trong lịch sử 19 lần tổ chức, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) khu vực Đông Á diễn ra tháng 6 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh với sự góp mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 5 nguyên thủ quốc gia khác cùng gần 500 doanh nghiệp đến từ 50 nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Với chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu", WEF Đông Á 2010 đã đi sâu thảo luận về vai trò đang lên của châu Á, tiến trình hội nhập khu vực; châu Á đối phó với các rủi ro, thách thức toàn cầu, vấn đề tài chính trong khu vực…