Mùa đông giá buốt do sự ấm lên toàn cầu

Xã hội - Ngày đăng : 22:03, 23/12/2010

(HNMO) – Nghe có vẻ ngược đời nhưng lại là sự thật: một chuỗi các mùa đông lạnh giá xuất hiện rải rác ở châu Âu trong thập kỷ qua đã được thúc đẩy phần lớn bởi sự nóng lên toàn cầu.


Thủ phạm, theo một nghiên cứu mới, là do sự suy giảm của bề mặt băng ở Bắc Cực, mà với mức suy giảm hiện tại thì bề mặt băng này có thể biến mất hoàn toàn trong những tháng mùa hè cuối thế kỷ này.

Cơ chế này đã phát hiện ra gấp ba lần các cơ hội mà mùa đông trong tương lai ở châu Âu và Bắc Á sẽ khắc nghiệt tương tự, nghiên cứu cho biết.

Thời tiết lạnh buốt đã “hoành hành” ở châu Âu trong những tháng mùa đông 2005-2006, ném giá tuyết xuống miền nam Tây Ban Nha và nhấn chìm Đông Âu và Nga trong cái giá lạnh bất thường đến chết người.

Một đợt lạnh cao điểm khác năm 2009-2010 đã mang đến nước Anh một mùa đông lạnh nhất trong 14 năm, và tàn phá giao thông trên khắp lục địa. Năm nay có vẻ như lại sẵn sàng cho một kịch bản lặp lại.


Nhìn thoáng qua, cơn bão giá buốt này dường như mâu thuẫn với kịch bản biến đổi khí hậu, trong đó mặt bằng nhiệt độ trái đất tăng đều đặn, có thể 5 hay 6 độ C vào năm 2100.

Những người hoài nghi về khí hậu đã đặt câu hỏi về sự trầm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu hay con người đã gây ra sự buốt giá như một sự xác nhận về những nghi ngờ của họ.

Những sự khẳng định như vậy, theo các nhà khoa học, đã gây ra những nhận định nhầm lẫn về các mô hình khí hậu dài hạn với các thay đổi bất thường của thời tiết trong ngắn hạn và bỏ qua những khác biệt khu vực về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới sâu hơn cho thấy, sự nóng lên toàn cầu đã thực sự góp phần vào sự ảm đảm của mùa đông châu Âu.

Nhiệt độ tăng cao ở Bắc Cực - tăng ở mức trung bình gấp 2-3 lần toàn cầu - đã lấy đi tới 20% lượng băng trôi nổi ở vùng này trong ba thập kỷ qua.

Điều này đã cho phép nhiều lượng bức xạ của mặt trời được hấp thụ bởi nước biển xanh thẫm hơn là bị trả lại vào không gian do phản xạ với băng và tuyết, thúc đẩy quá trình nóng lên.

Phân tích kỹ hơn vào các mô hình thời tiết, điều này cũng tạo ra một nguồn lớn nhiệt trong những tháng mùa đông.

"Những mùa đông gần đây giống với năm ngoái hay mùa đông của năm 2005-2006 không mâu thuẫn với bức tranh về sự nóng lên toàn cầu, mà nó là sự bổ sung", Vladimir Petoukhov, tác giả chính của nghiên cứu và vật lý tại Viện Potsdam giải thích.

"Những bất thường này có thể gấp ba lần xác suất của mùa đông cực lạnh ở châu Âu và Bắc Á," ông nói.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình máy tính mô phỏng tác động lên các mô hình thời tiết theo sự giảm dần của lớp băng mùa đông bao phủ vùng biển Barents, Kara, phía bắc Scandinavia.

Những lời giải thích khác về mùa đông lạnh bất thường – đã làm suy giảm những hoạt động hoặc những thay đổi trong dòng chảy vùng Vịnh - "có xu hướng phóng đại ảnh hưởng của chúng", Petoukhov nói.

Ông cũng chỉ ra rằng trong mùa đông 2005-2006, khi nhiệt độ trung bình là 10 độ C, dưới mức bình thường ở Siberia, đã không có sự khác biệt bất thường nào trong sự giao động ở bắc Đại Tây Dương, một nguyên nhân giả định khác.

Mùa đông châu Âu lạnh hơn không chỉ ra xu hướng chậm lại của sự nóng lên toàn cầu, mà chỉ là một sự phân phối không đồng đều, các nhà nghiên cứu nói.

"Khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ của tôi là nhìn thấy lớp tuyết khoảng 30 cm và nhiệt độ là -14 độ C", ông Rahmstorf, một nhà khoa học khí hậu tại Viện nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam ở Đức nói qua điện thoại từ Potsdam.

"Đồng thời, ở Greenland, chúng tôi đã ở trên mức 0 độ - vào tháng 12", ông nói

H.V