Khúc tâm tình gửi lại

Văn hóa - Ngày đăng : 07:07, 10/10/2010

(HNM) -Đại tá, Nhạc sĩ Nguyên Nhung nổi tiếng với những bài ca về người lính trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc như


Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Ảnh: Bảo Lâm

Giao hưởng vốn là điểm mạnh của nhạc sĩ với nhiều tác phẩm tầm cỡ như: "Giải phóng", "Cờ chiến thắng", "Bất diệt", "Tre Việt Nam", "Phù sa"... Thế nhưng với "Hà Nội ngàn năm, Hà Nội xuân" Nhạc sỹ Nguyên Nhung đã ấp ủ, phác thảo và miệt mài sáng tác trong suốt nhiều năm. Vợ ông - kể, chưa có tác phẩm nào ông đầu tư suy nghĩ, tìm hiểu và đau đáu đến như thế. Những năm cuối đời (từ khoảng năm 2005-2006), biết mình bệnh nặng, khó qua khỏi, ông vội vã sống, vội vã viết cứ như thể chưa bao giờ được sáng tác vậy. Và giao hưởng hợp xướng 4 chương "Hà Nội ngàn năm, Hà Nội xuân" đã được chắt chiu, hình thành trong khoảng thời gian ông chiến đấu với bệnh tật và hai lần phẫu thuật.

Tác phẩm rất ít lời, phần I cho ta thấy cái nhìn về Hà Nội - thành phố bên sông Hồng đẹp đẽ, anh dũng, quật cường suốt cả nghìn năm qua. Phần II "Hội xuân" là một Thủ đô văn hiến tưng bừng trong những ngày hội, tươi đẹp, hùng tráng. Đến phần III, ông viết về điểm nhấn kỳ vĩ và thơ mộng nhất của Hà Nội - Chiều hồ Tây, có những cảnh sắc, dấu ấn đất Kinh kỳ không thể phai nhòa. Và phần kết là Hà Nội đầy sức sống, đang dựng xây vươn lên trường tồn. Chất bác học, giàu cấu trúc, sắc thái sở trường được nhạc sĩ tận dụng triệt để, tạo nên một bản anh hùng ca thật đẹp về Hà Nội.

Khi hạ bút hoàn thành tổng phổ tác phẩm vào ngày 22-7-2007, nhạc sĩ sung sướng ví mình như đã trải qua mọi hiểm nghèo của cuộc sống. "Hà Nội ngàn năm, Hà Nội xuân" là món quà được yêu dấu nhất, kỳ vọng có ý nghĩa nhất dành tặng Hà Nội nghìn năm tuổi của người nhạc sĩ khoác áo lính Nguyên Nhung.

An Nhi