Ghi dấu ấn trong lịch sử Hà Nội ngàn năm
Kinh tế - Ngày đăng : 16:24, 26/09/2010
(HNMO) - Sáng 26/9, công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn I đã chính thức được khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cầu Vĩnh Tuy là một trong những dự án giao thông lớn của TP Hà Nội góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế những địa bàn có cầu đi qua.
Cầu Vĩnh Tuy là một trong 7 cây cầu vượt sông Hồng trên địa bàn Hà Nội nằm trên tuyến đường vành đai 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô đến năm 2020 tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998, là tuyến mạng lưới giao thông quan trọng của Thành phố trong việc giải quyết những bức xúc trong giao thông đô thị. Đây là một dự án lớn do những cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân ngành cầu Việt
Công cầu Vĩnh Tuy có tổng kinh phí đầu tư gần 3.600 tỷ đồng, chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông, đường hai đầu cầu và các nút giao thông khác có chiều dài khoảng 5,8km. Đối với phần nút giao, đường dẫn hai đầu cầu được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch, riêng đoạn vượt sông Hồng giai đoạn 1 dài 3,7km đã hoàn thành với mặt cắt ngang 19,25m. Trong tương lai sẽ đầu tư giai đoạn 2 với mặt cắt ngang 19,25m, dài 3,5km.
Công trình cầu có kết cấu (bê tông cốt thép) BTCT và BTCT dự ứng lực, trong đó: chiều dài cầu chính vượt sông có kết cầu dầm liên tục đúc hẫng gồm 8 nhịp dài 990m (chiều dài nhịp chính 135m) và phần cầu dẫn hai bờ dài 2710m; Ngoài ra còn có nút giao khác mức tại phía Nam, phía Bắc và hệ thống đường dẫn, đường gom để kết nối với hệ thống giao trong khu vực. Để xây dựng cầu, Hà Nội đã phải thu hồi diện 43,6ha đất.
Long trọng gắn biển kỷ niệm 1000 năm TL cho công trình cầu Vĩnh Tuy.
Ngày 25/9/2009, cây cầu Vĩnh tuy được thông và đưa vào khai thác sử dụng. Đến nay, đúng 1 năm, cây cầu đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần giảm tải, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương và các vùng lân cận. Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành TƯ đã quan tâm chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố thực hiện công trình. Chủ tịch cũng biểu dương các đơn vị: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát, các đơn vị thi công và các tổ chức, cá nhân đã nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để công trình được hoàn thành… Đặc biệt là công sức đóng góp, tình cảm, trách nhiệm của tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với công trình quan trọng có ý nghĩa này.
Giai đoạn 1 cầu Vĩnh Tuy xây dựng hết 3.600 tỷ đồng.
Để khai thác và phát huy hiệu quả dự án, Chủ tịch đề nghị ngành giao thông Thành phố tổ chức tốt việc phân luồng, bố trí lực lượng hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát giao thông, bảo đảm cho phương tiện giao thông qua cầu được thuận tiện và an toàn. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cầu giai đoạn 2; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối, hỗ trợ và phát huy hiệu quả của cầu Vĩnh Tuy. UBND các quận, huyện trong khu vực và các sở ngành, Thành phố, các tổ chức kinh tế khẩn trương đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực hai bên cầu theo đúng quy hoạch được phê duyệt ; bảo đảm khai thác có hiệu quả quỹ đất đai, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…
Khi hoàn thành giai đoạn II, Vĩnh Tuy sẽ là cây cầu rộng nhất VN.
Bên cạnh niềm vui về cầu Vĩnh Tuy giai đoạn I đã hoàn thành và gắn biển kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội hôm nay, tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Hà Nội sớm khởi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, có tổng số vốn khoảng hơn 1.000 tỉ đồng. Tiếp tục xây dựng những cây cầu vượt sông Hồng khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để từng bước hoàn thành cơ sở hạ tầng xây dựng của Thành phố.
Vừa qua, Thành phố Hà Nội đã tiếp tục giao cho Ban quản lý dự án hạ tầng tả ngạn thực hiện xây dựng giai đoạn II cầu Vĩnh Tuy. Dự kiến, giai đoạn 2 của cầu Vĩnh Tuy sẽ được khởi công vào năm 2011 và hoàn thành toàn bộ trong năm 2014. Với quy mô mặt cắt lên tới 39,5m, sau khi hoàn thành giai đoạn II, cầu Vĩnh Tuy sẽ là cây cầu rộng nhất Việt
Đến dự lễ khánh thành và gắn biển cầu Vĩnh Tuy có các đ/c: Hoàng Trung Hải, UV Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, và Bộ trưởng các Bộ Y Tế, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…