Phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới có 15 sừng
Công nghệ - Ngày đăng : 14:34, 23/09/2010
Hình ảnh 3D của loài khủng long có15 sừng Kosmoceratops.
Loài khủng long mới được phát hiện Kosmoceratops richardsoni, có họ rất gần với loài khủng long có sừng nổi tiếng Triceratops. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hay loài khủng long này là Kosmoceratops richardsoni có 15 chiếc sừng trong khi Triceratops chỉ có 3 sừng.
Những chiếc sừng của loài khủng long Kosmoceratops mọc ở trên mũi và mắt và nhiều sừng nhỏ khác ở trên đầu. Theo các nhà khoa học đây là loài khủng long có nhiều sừng nhất được phát hiện từ trước tới nay.
Tiến sĩ Scott Sampson, thuộc Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Utah (Mỹ), cho biết: “Kosmoceratops là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất mà chúng ta đã từng biết, với một chiếc sừng khá lớn và nhiều sừng nhỏ kết lại với nhau như vòng trang sức”.
Các nhà khoa học nghĩ rằng các loài khủng long có sừng như Kosmoceratops sử dụng những chiếc sừng ấn tượng của chúng để tìm bạn tình hơn là một loại vũ khí để chiến đấu với kẻ thù như loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus rex.
Các hóa thạch của loài khủng long Kosmoceratops được tìm thấy cùng với hóa thạch của một loài khủng long có sừng kgacs tại sa mạc Grand Staircase ở miền nam trung tâm bang Utah (Mỹ). Loài khủng có sừng thứ 2 được tìm thấy có tên là Utahceratops gettyi. Loài khủng long này có một chiếc sừng lớn ở trên mũi và hai chiếc sừng nhỏ hơn ở trên mắt.
Hóa thạch của cả hai loài khủng long ăn cỏ này được các khoa học xác định có niên đại khoảng 65 triệu đến 100 triệu năm cách đây.