Cầm chuôi vẫn… đứt tay
Đời sống - Ngày đăng : 07:11, 18/09/2010
Các cơ quan trên có trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm qua hệ thống trực tuyến ngay trong ngày - khi nhận đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin thì cũng không quá 3 ngày làm việc. Rõ ràng, phương pháp giao dịch mới này sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động đăng ký, phòng chống tệ tham nhũng, cửa quyền của cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Trung (Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội - Malitary) đã bày tỏ lo ngại về một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hình thức này như "khó có cơ sở để xác minh tính chân thực của thông tin, tính tự nguyện và năng lực hành vi của người đăng ký, khả năng bảo mật thông tin, xác định lỗi trong quá trình đăng ký, xử lý các hành vi lừa đảo qua đăng ký trực tuyến…".
Ông Đoàn Chí Kiên (Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội) - một khách hàng thường xuyên của dịch vụ trên thì "tố" hiện tượng "lỗi hệ thống mạng" đang tồn tại khi khai báo điện tử để nhập khẩu hàng tại cơ quan hải quan khiến nhiều doanh nghiệp bị mất tiền oan, phải từ bỏ dịch vụ này và đặt câu hỏi: "Nhỡ khi việc đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến (quy định tại điều 38, mục 6 của nghị định) có vấn đề từ lỗi hệ thống, doanh nghiệp thì đăng ký rồi, nhưng bên trung tâm đăng ký chưa thấy hiển thị thì thiệt hại này do ai chịu…?".
Các ý kiến trên cho thấy, tạo khung pháp lý hoàn hảo để làm giá đỡ cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến là việc làm thiết thực và cần thiết. Các nhà làm luật cần có cái nhìn toàn diện, bao quát cũng như dự tính được các trường hợp có thể xảy ra nêu trên để có biện pháp xử lý hiệu quả, tránh việc quy định thì hay mà đến khi làm thì dở, các đơn vị thực hiện không biết bấu víu vào đâu, lại phải xin văn bản hướng dẫn. Và khi đó, chắc chắn sẽ có những tổ chức, cá nhân phải chịu thiệt.