“Kiến trúc sư trưởng” của hệ điều hành tiếng Việt
Xe++ - Ngày đăng : 08:40, 03/11/2003
Trong máy tính, hệ điều hành giữ vai trò như bộ não của cơ thể. Nó điều khiển các thiết bị phần cứng và là nền để chạy các ứng dụng phần mềm khác. Những năm gần đây, hệ điều hành mãnguồn mở dựa trên Linux đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, bởi nó đã đem lại những lợiích thiết thực: tự chủ trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tiết kiệm chi phí về bản quyền và khả năng an ninh bảo mật cao. Dựa trên phần mềm mã nguồn mở Linux, Vietkey Group đã xây dựng hệ điều hành bằng tiếng Việt (Vietkey Linux 3.0) dành cho ngườisửdụngmáy tính Việt Nam.
Phải mất nhiều lần hẹn với kỹ sư Đặng Minh Tuấn, vị “kiến trúc sư trưởng” của Vietkey Linux, chúng tôi mới có mặt tại nhà số 89B Lý Nam Đế, “đại bản doanh” của Vietkey Group để chuyện trò cùng anh. Với cặp kính cận dày cộp, nụ cười hiền, giọng nói nhỏ, chậm rãi như người đang ngái ngủ, trông anh thật khác với hình dung của không ít người về anh: một người rất quyết liệt, quyết liệt đến không khoannhượng khi bảo vệ quan điểm dùng phông chữ Unicode dựng sẵn trong máy tính trên diễn đàn CNTT khi tranh luận về vấn đề lựa chọn phông tiếng Việt giữa 2 trường phái dựng sẵnvà tổ hợp của ngôn ngữ (Unicode)... Anhủng hộ dựng sẵn vì nó sẽ thuận lợi cho người sử dụng trong môi trường mã nguồn mở.
Yêu thích ngành điện tử, nhưng Đặng Minh Tuấn lại được chọnhọc chuyên ngành xây dựng tại Tiệp Khắc. 5 năm (từ 1985-1990) họctạiHọc viện kỹ thuật BRNO Tiệp Khắc (nay làCộng hòa Séc) anh luôn giành kết quả học tập cao nhất. Tại đây anh đã “mày mò” tìm đọc sách về tin học, tự trang bị kiến thức cho mình. Với kết quả học tập xuất sắc, anh là sinh viên duy nhất được tham gia đề tài nghiên cứu “ứng dụng tin học trong xây dựng” do giáo sư, Viện sĩ hàn lâm Krupka nước bạn làm chủ đề tài.
Trở về nước, làm việc tại Viện Tự động hóa, Đặng Minh Tuấn đã làm một số sản phẩm tin học: phát triển bộ gõ tiếng Việt trong môi trường DOS, viết chương trình diệt virus, chương trình mô phỏng bộ vi xử lý trên máy tính, chương trình truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến.
Năm 1994, lần đầu tiên anh được tiếp cận với hệ điều hành Linux qua đĩa mềm của một người bạn là Việt kiều về nước tặng. Anh kể: “Ngay từ đầu, nó đã gây cho mình sự chú ý đặc biệt. Do phần mềm này có mã nguồn mở (khác hẳn với các phần mềm mã nguồn đóng của Microsoft) nên có thể đọc hiểu được cách vận hành của nó”. Thế nhưng, càng đi sâu vào tìm hiểu Linux thì chính anh lại tự cảm thấy mình bị cô lập, thấy việc nghiên cứu không khả thi do không có thông tin gì thêm về Linux.
Phải đợi đến 5 năm sau, nước ta đã triển khai internet, ngành CNTT từng bước phát triển, cơ hội giaolưu với thế giới bên ngoài trên internet đã giúp anh có đầy đủ thông tin về Linux. Anh lại bắt tay vào công cuộc khám phá Linux với khát vọng sẽ xây dựng, phát triển và ứng dụng được hệ điều hànhcủa người Việt Nam dựa trên nềnLinux. Từ đây anh đã bắt đầu phát triển một số ứng dụng trên Linux như: xây dựng chương trình cài đặt, xử lý tiếng Việt trên máy tính; tham gia làm một số chương trình như: xây dựng phông chữ tiếng Việt; phối hợp với AIC (thuộc Bộ Quốc phòng) phát triển hệ siêu máy tính chạy trên mã nguồn mở lớn nhất tại Việt Nam (gồm có 32 máy thành viên) và công trình này đã được ứng dụng trong một số bài toán quốc phòng.
Năm 2000, Đặng Minh Tuấn đã thành lập nhóm Vietkey Linux (thuộc V.G). Với vai trò thủ lĩnh, anh đã cùng cả nhóm bắt tay vào xây dựng hệ điều hành Vietkey Linux. V.G đã tập hợp những bạn trẻ đam mê nghiên cứu tin học, có ước mơ và khát vọng trong sáng, tự làm được những sản phẩm có lợi cho đông đảo người sử dụng CNTT, phù hợp với điều kiện của đất nước. Đặng Minh Tuấn đã cùng Vietkey Group xây dựng Vietkey Linux và phát triển nó trở thành một hệ điều hành thách thức với Windows.
Những thành công từ sự lao động nghiêm túc, vì lợi ích của cộng đồng mà Vietkey Group và kỹ sư Đặng Minh Tuấn đã làm được khi đưa ra hệ điều hành tiếng Việt có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là việc có một hệ điều hành máy tính riêng của người Việt Nam không những giúp nhiều ngườikhông biết tiếng Anh có thể sử dụng máy tính, truy cập internet, mà còn tăng cường khả năng an ninh, bảo mật - điều kiện quan trọng để chúng ta xây dựng Chính phủ điện tử.
Mặt khác, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc sử dụng hệ điều hành tiếng Việt vừa tiết kiệm cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng chi trả bản quyền phần mềm cho nước ngoài, vừa là điều kiện để chúng ta thực hiện đầy đủ nội dung bản Hiệp định thương mại Việt Mỹ, và mục tiêu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005. Tuy nhiên, để hệ điều hành tiếng Việt này được người sử dụng chấp nhận và đi vào cuộc sống, rất cần sự nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và ý thức của cả cộng đồng sử dụng máy tính ở Việt Nam.
HNM