Nên quy định thẩm quyền Tòa án theo phương án loại trừ

Chính trị - Ngày đăng : 07:42, 22/07/2010

(HNM) - Mở rộng phạm vi thụ lý cho Tòa án hành chính để giảm tải cho chính quyền, giải tỏa bớt khiếu kiện tồn đọng là mục tiêu quan trọng của dự án Luật Tố tụng hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến ngày 21-7.

Nhiều ý kiến cho rằng nên quy định thẩm quyền của Tòa án theo phương án loại trừ. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước. Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba cho rằng, quy định thẩm quyền của Tòa án theo phương án loại trừ phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là "Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính và không thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống cơ quan hành pháp".

Hà Phong