Con người đã biến đổi khí hậu từ 10.000 năm trước

Công nghệ - Ngày đăng : 15:52, 05/07/2010

(HNMO) - Hãy quên đi khí thải xe ô tô và các nhà máy phát điện. Loài người có thể đã góp phần vào sự thay đổi khí hậu từ hơn 10.000 năm trước, một nghiên cứu mới cho hay.

(HNMO) - Hãy quên đi khí thải xe ô tô và các nhà máy phát điện. Loài người có thể đã góp phần vào sự thay đổi khí hậu từ hơn 10.000 năm trước, một nghiên cứu mới cho hay.

Nghiên cứu này, được kết hợp với dữ liệu hóa thạch về mô hình khí hậu, đã phát hiện ra rằng, sự tuyệt chủng của loài voi ma mút, một phần do sự săn bắn của con người, có thể đã dẫn tới những thay đổi trong hệ thực vật mà vì nó, vùng Siberia và nước láng giềng Beringia đã ấm lên khoảng 0,3-0,4o F.

"Một số người cho rằng, loài người không thể tác động tới khí hậu, bởi đó là một việc quá lớn. Điều này hiển nhiên không đúng trong trường hợp này. Loài người đã bắt đầu tác động tới khí hậu toàn cầu sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã nghĩ", Christopher Doughty, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Viện khoa học Carnegie ở Stanford, Calif., Mỹ nói.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, mốc khởi đầu cho việc con người làm thay đổi khí hậu là cách đây khoảng 8000 năm, khi con người khám phá ra nền nông nghiệp. Nhưng khi kỷ Pleistocene tiến tới chỗ chấm dứt từ 10.000-15.000 năm trước, những loài động vật siêu lớn như voi ma mút và những loài mèo có răng cong  bắt đầu tuyệt chủng. Một số sự chết dần chết mòn này là do sự ấm lên của khí hậu, nhưng còn một yếu tố không được biết tới khác dường như là do sự săn bắn quá mức của con người.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2009 đã phát hiện ra rằng, sau khi loài voi ma mút chết, môi trường sống trước kia của chúng bắt đầu thay đổi. Những giống cây nhỏ bé, từng là thứ mà những con voi ma mút đói ăn hay phá hoại tìm kiếm, đã thay thế các bãi cỏ. Bởi những cây này sẫm màu hơn cỏ nên chúng hấp thu năng lượng mặt trời nhiều hơn và tiếp tục chu trình ấm lên của khí hậu toàn cầu.

Nhưng sự tuyệt chủng của loài voi ma mút không phải là lời giải thích duy nhất cho sự sinh sôi nảy nở của loài cây trên. Khí hậu ấm lên cũng có thể đã cho phép loài cây này có nhiều chỗ đứng hơn.

Để đánh giá ảnh hưởng của loài voi ma mút và sự ấm lên của khí hậu, ông Doughty và các đồng nghiệp đã thống kê dữ liệu về ảnh hưởng của loài voi hiện đại lên môi trường sống của chúng và lên các hồ sơ hóa thạch về phấn hoa cây bu-lô ở Siberia và Beringia.

Họ nhận thấy, bề mặt đất bao phủ bởi cây bu-lô đã tăng 26% so với mức trung bình của 850 năm sau khi loài voi ma mút bắt đầu tuyệt chủng. Sử dụng dữ liệu về loài voi hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, phần mất đi của voi ma mút thuộc về trách nhiệm của 23% sự tăng thêm này.

Bằng cách kết hợp dữ liệu giả định về khí hậu với các phát hiện về sự biến mất của thực vật, ông Doughty và nhóm của mình có thể ước tính được sự tuyệt chủng của loài voi ma mút đã góp phần vào sự ấm lên của trái đất từ 0,4 đến gần 1oF trong giai đoạn này.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn lắm về lý do khiến loài voi ma mút tuyệt chủng hoặc con người đóng góp bao nhiêu phần vào sự tuyệt chủng này nhưng cho rằng, việc săn bắn của con người dường như đóng một vai trò không nhỏ. Ông Doughty cho rằng, nghiên cứu của ông gợi mở, thậm chí cả khi dân số loài người rất nhỏ bé thì loài người cũng có thể gây ảnh hưởng quan trọng tới sự thay đổi môi trường.

Nghiên cứu này sẽ được xuất bản trên tạp chí nghiên cứu địa vật lý.

H.V