Giúp trẻ giảm ho trong giai đoạn chuyển mùa
Sức khỏe - Ngày đăng : 15:17, 21/06/2010
Thời tiết chuyển mùa các loại vi khuẩn, siêu vi phát triển dễ gây nên nhiều bệnh cho trẻ. Trong đó, ho là một trong những bệnh gia tăng mạnh nhất. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh trong những ngày qua số trẻ nhập viện do bị bệnh tai mũi họng, phế quản, phổi tăng mạnh. Hầu hết các trẻ đều kèm theo triệu chứng ho. Được biết, ho có nhiều nguyên nhân, hiện tượng thường gặp nhất là dị ứng với thời tiết. Viêm xoang di ứng cũng khiến cho trẻ bị ho. Ngoài ra, khi trẻ ho cũng nên nghĩ đến các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, sưng amidan, viêm phế quản, viêm phổi…
Ảnh minh họa
Thuốc ho được bày bán nhan nhãn trong các nhà thuốc, đủ các chủng loại từ dạng xirô, viên nang cứng, viên nang mềm, viên nén đến dạng bột...Thông thường thuốc ho có 2 dạng chính: ho long đàm nhằm giảm sự tiết dịch và ly giải chất nhầy. Loại thứ 2 là nhằm chẹn phản xạ ho gồm những thuốc kháng histamine (chống dị ứng) và gây ngủ. Để chữa ho cho trẻ, rất nhiều bà mẹ đã sử dụng thuốc ho dạng si rô vì thuốc dễ uống và có công dụng tức thời. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc trị ho được dùng thường là thuốc kháng histamine. Nếu trẻ quá nhỏ (dưới 2 tuổi) uống loại thuốc này có thể gây kích động, co giật. Bên cạnh đó, các thuốc kháng histamine dù dạng nào cũng có thể làm khô dịch tiết, khó khạc đàm ra ngoài. Thuốc ức chế trung tâm ho thường có á phiện, rất nguy hiểm khi dùng cho trẻ.
Hơn nữa ho là một phản xạ sinh lý có lợi, giúp tống những dị vật tại đường hô hấp (đờm, mầm bệnh), việc dùng thuốc giảm ho sẽ không tống được đờm ra ngoài, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Gần đây FDA - Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã có cảnh báo về ngộ độc ở trẻ em do sử dụng thuốc ho cảm quá liều, không theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ bị ho, trước hết cần cho trẻ uống nhiều nước (uống nước bình thường, nước hoa quả, sữa…) việc uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng và giảm ho. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả làm loãng đàm tương đương với việc sử dụng thuốc long đàm.
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp giảm ho, long đàm bằng thảo dược, được chứng minh qua thời gian rất hiệu quả, sử dụng an toàn, không có tác dụng phụ. Phổ biến và được nhiều người tin tưởng là bài thuốc từ quất (tắc) chưng đường phèn.
Trong thành phần của dịch ép quả tắc (quất) có chứa pectin (10%), pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh như: Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn; Giảm hấp thu lipid; Giảm cholesterol toàn phần trong máu; Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường; Chống táo bón.
Vỏ quả tắc (quất) chứa nhiều loại tinh dầu: a-pinen, b –pinen, sabinen, limonenen, b-ocimen, linalol....Đặc biệt Limonene có trong vỏ quả tắc (quất) là một thành phần quan trọng có thể giúp bảo vệ cơ thể trước bệnh hen suyễn.
Tinh dầu thơm trong trái tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp làm long đàm và tống xuất đàm ra ngoài. Hơn nữa tắc còn có vị chua, vitamin C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm. Đường phèn vị ngọt, làm dịu ho. Hoặc có thể sử dụng lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá) rửa sạch, giã dập, rót khoảng 10ml nước sôi vào, để một lúc cho thuốc thấm ra, gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần. Tinh dầu tần có một số tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp.
Tuy nhiên việc chuẩn bị các bài thuốc dân gian sẽ là vấn đề cho những người bận rộn và hiện nay lần đầu tiên trên thị trường vừa có mặt sản phẩm từ thảo dược dạng sirô Codatux Syrup giúp giảm ho, long đàm với sự kết hợp hiệu quả của bài thuốc dân gian “tắc chưng đường phèn” và công dụng của tinh dầu tần dày lá (húng chanh) và tinh dầu tràm gió với dạng bào chế gói nhỏ 5ml, rất tiện lợi vệ sinh và hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của trẻ.