Chất lượng là tiêu chí hàng đầu

Chính trị - Ngày đăng : 06:27, 06/06/2010

Báo Hànộimới đoạt 5 giải: 1 giải B, 2 giải C và 2 giải khuyến khích (HNM) - Chiều 5-6, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí quốc gia (BCQG) lần IV năm 2009 đã kết thúc sau hai ngày làm việc nghiêm túc với trách nhiệm cao. Hội đồng đã quyết định trao duy nhất 1 giải A, 19 giải B, 54 giải C và 55 giải khuyến khích.

* Báo Hànộimới đoạt 5 giải: 1 giải B, 2 giải C và 2 giải khuyến khích
(HNM) - Chiều 5-6, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí quốc gia (BCQG) lần IV năm 2009 đã kết thúc sau hai ngày làm việc nghiêm túc với trách nhiệm cao. Hội đồng đã quyết định trao duy nhất 1 giải A, 19 giải B, 54 giải C và 55 giải khuyến khích. Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với nhà báo Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG xung quanh vấn đề chất lượng các tác phẩm được giải.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thế Huynh thông báo kết quả chấm giải. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN


- Ông có thể cho biết kết quả và những nhận định sơ bộ về chất lượng Giải BCQG lần IV năm 2009?
- Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, bỏ phiếu kín và cân nhắc kỹ lưỡng, Hội đồng Chung khảo Giải BCQG lần IV năm 2009 đã quyết định trao duy nhất 1 giải A, 19 giải B, 54 giải C và 55 giải khuyến khích. Năm nay, Giải BCQG có số lượng tác phẩm, đơn vị tham gia đông đảo tương đương với năm trước, trong đó có sự hưởng ứng tích cực của các Hội Nhà báo địa phương (50 Hội Nhà báo, nhiều nhất so với mọi năm). Tác phẩm dự giải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương; phản ánh kịp thời, sinh động và đa dạng tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Nhiều tác phẩm đi sâu giới thiệu những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch. Đặc biệt, giải năm nay nhận được nhiều tác phẩm về Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Tuy nhiên, số lượng các tác phẩm thật xuất sắc vẫn chưa nhiều. Hội đồng Giải BCQG lần IV tiếp tục khẳng định chất lượng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá và trao giải cho các tác phẩm. Giải A chỉ có một đại diện đã phản ánh tinh thần này của Hội đồng Giải thưởng.

- Thưa ông, Giải A duy nhất của Giải BCQG năm 2009 thuộc về một phóng sự điều tra của Đài PTTH tỉnh Đồng Nai. Ông có thể nói rõ hơn về giải thưởng cao nhất này, cũng như vấn đề chất lượng của các tác phẩm báo chí địa phương dự giải?

Hội Nhà báo Hà Nội có 8 tác phẩm báo chí thuộc các loại hình lọt vào vòng chung khảo Giải BCQG, gồm: Báo HàNộimới 5 tác phẩm, Đài PTTH Hà Nội 2 tác phẩm, Báo An ninh Thủ đô 1 tác phẩm. Kết quả chấm chung khảo, Hội Nhà báo Hà Nội đoạt 7 giải, trong đó Báo Hànộimới đoạt 5 giải (1 giải B, 2 giải C và 2 giải khuyến khích), Đài PTTH Hà Nội đoạt 2 giải (1 giải C, 1 giải khuyến khích).

- Giải BCQG lần IV chỉ tìm được 1 giải A cũng là trường hợp đặc biệt (mọi năm đều có từ 2 đến 3 giải A). Giải A lần này là phóng sự điều tra "Trạm cân Dầu Giây - lợi bất cập hại" của Đài PTTH tỉnh Đồng Nai. Hội đồng Chung khảo có sự nhất trí cao, thể hiện ở số phiếu bầu rất tập trung. Tác phẩm được thực hiện công phu cả về nội dung và hình thức thể hiện. Có thể thấy rõ các tác giả đã dày công nghiên cứu địa bàn, đối tượng để phản ánh, thể hiện tác phẩm một cách thuyết phục. Giải thưởng này góp phần khẳng định sự tham gia của báo chí địa phương không chỉ ngày càng nhiều mà chất lượng cũng ngày một nâng lên. Riêng Đài PTTH Đồng Nai, đây là đơn vị đã đoạt giải A Giải BCQG lần III và trước đó cũng có tác phẩm ấn tượng tốt với Hội đồng Chung khảo.

- Một giải A phản ánh yêu cầu chất lượng cao của Hội đồng Chung khảo, tuy nhiên nó cũng thể hiện sự thiếu vắng các tác phẩm xuất sắc. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Hội đồng Chung khảo nhận định: Các tác phẩm điển hình có tác động xã hội lớn và sâu rộng vẫn còn rất ít, thể hiện ở số lượng 1 giải A. Năm 2009 là năm có nhiều sự kiện lớn của xã hội, đất nước. Mặc dù báo chí đã phản ánh khá toàn diện, khá tốt những sự kiện này, tuy nhiên những bài thật sâu sắc, thật nổi bật vẫn thiếu vắng. Chưa kể vẫn còn nhiều tác phẩm dự giải nhưng nội dung và hình thức thể hiện còn mờ nhạt, đơn điệu.

Tôi cho rằng, vấn đề là ở chỗ phóng viên đã tiếp cận được những vấn đề lớn, nhưng khả năng đi sâu vào những khía cạnh cụ thể còn hạn chế, do đó thiếu độ sâu cho tác phẩm.

- Xin cảm ơn ông!

Mai Thi