Chẳng dại lao vào cái khó
Văn hóa - Ngày đăng : 04:32, 23/05/2010
Đến nay, lứa thiếu nhi hồi đó đã thành cha, thành mẹ hay lên ông, lên bà nhưng họ vẫn còn nhớ những bộ phim thiếu nhi thời đó của Liên Xô như: Chấm chấm phẩy, Em bé kỳ quặc lớp 5B, Cô gái Kiép... Còn bây giờ thì sao?
Làm phim về tuổi học trò không dễ, mặc dù Hãng Phim truyện Việt Nam có Xưởng phim Thanh thiếu nhi. Tìm được kịch bản đưa vào sản xuất khó như mò kim đáy bể. Từ khi xã hội hóa làm phim, cùng với các hãng phim nhà nước, sự góp mặt của hơn 20 hãng phim tư nhân đã làm cho thị trường phim trong nước sôi động hơn thời bao cấp. Tuy nhiên, phần lớn các hãng tư nhân quan tâm đến các dự án phim truyền hình vì phim truyền hình có đầu ra và chắc chắn không lỗ do kéo được quảng cáo. Cứ vài ngày lại có dự án phim truyền hình được bấm máy nhưng phim dành cho thiếu nhi rất hiếm. Các nhà làm phim cho rằng tìm được kịch bản hay đã khó, thực hiện lại càng khó hơn. Tìm được các em có khả năng diễn xuất không khó nhưng thuyết phục phụ huynh các em đồng ý không dễ dàng gì. Chẳng ai liều lĩnh cho con nghỉ học hàng tháng đi đóng phim. Cũng từ khi không bao cấp cho điện ảnh, các phim đặt hàng của Nhà nước thường là phim giáo dục truyền thống, vài năm trở lại đây chưa có dự án nào cho lứa tuổi học trò. Các nhà nhập khẩu lại nhắm vào phim hành động, phim hài tình cảm có các diễn viên nổi tiếng để thu hút khán giả, điều này làm cho họ yên tâm trong việc thu hồi vốn. Mặt khác, phim dành cho người lớn chiếu cả 7 ngày trong tuần trong khi nhập phim cho thiếu nhi thì mỗi tuần chỉ chiếu vào ngày các em nghỉ học.
Giáo dục lứa tuổi học trò thông qua điện ảnh rất hiệu quả, không những thế điện ảnh còn là kênh giải trí mà các em ưa thích. Có nhà sản xuất cho rằng: làm phim cho thiếu nhi rất khó nhưng không có nghĩa là không làm được, vấn đề là cần có cơ chế về vốn vay, thuế và tỷ lệ ăn chia ở các rạp nhà nước. Khi chúng ta còn đánh đồng phim người lớn và phim thiếu nhi thì chẳng nhà sản xuất nào lao vào làm cái khó và như thế...