Hồ sâu thứ nhì thế giới ấm hơn 1.500 năm trước

Xã hội - Ngày đăng : 13:48, 17/05/2010

(HNMO) - Hồ Tanganyika, hồ cổ và sâu thứ nhì thế giới, hiện đang ấm hơn nhiệt độ của nó cách đây 1.500 năm, một phân tích mới cho biết.


Chiếc hồ nằm ở vết nứt phía đông châu Phi này đã phải hứng chịu sự ấm lên chưa từng có trong suốt thế kỷ qua và nước bề mặt của hồ cũng ấm lên mức kỷ lục. Việc nước ấm hơn được gắn kết với một sự suy giảm về sức sản xuất của hồ, có vẻ tác động đến nguồn dự trữ cá mà hàng triệu người sinh sống trong khu vực này đang phụ thuộc vào.

Những hồ nằm ở kẽ nứt được tạo ra khi hai lớp vỏ lục địa mở rộng một phần và cuối cùng trở thành vùng biển sau hàng triệu năm. Hồ Tanganyika đã có 13 triệu năm tuổi đời và có độ sâu gần 1,5km. Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal ở Siberia có độ sâu 1.642m.


Đánh bắt cá trên hồ Tanganyika


Các nhà nghiên cứu đã lấy các mẫu lõi từ đáy hồ đã ghi lại lịch sử 1.500 năm của nhiệt độ bề mặt hồ, những ghi chép đầu tiên về sự thay đổi nhiệt độ của hồ theo thời gian. Vết nứt này là một phần của vết gãy khổng lồ ở châu Phi mà cuối cùng sẽ tạo ra một đại dương mới.

Mức nhiệt độ trung bình cao 26oC, được đo năm 2003, là mức ấm nhất mà hồ này có sau 1.500 năm. Hồ Tanganyika cũng đã trải qua sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trong lịch sử của mình vào thế kỷ 20, điều này đã tác động tới hệ sinh thái độc nhất vô nhị của nó vốn dựa vào sự chuyên chở dưỡng chất tự nhiên từ độ sâu để vận hành chuỗi thực phẩm nuôi sống các loài cá.

"Dữ liệu của chúng tôi đã chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa nhiệt độ bề mặt hồ và sức sản xuất (như là nguồn dự trữ cá)", Jessica Tierney, nhà địa chất thuộc ĐH Brown nói.

Việc ấm lên khiến sức sản xuất của hồ giảm bởi nó tạo ra những khác biệt xấu trong mật độ nước - nước tại bề mặt trở nên ấm hơn so với nước ở dưới sâu và nước lạnh thì nhiều hơn nước ấm. Nước bề mặt ấm hơn và ít đậm đặc hơn ít đảo ngược và trộn lẫn vào nước lạnh hơn ở phía dưới vì vậy, rất khó để gió khuấy nước và quay vòng các dưỡng chất và khí ô-xy giữa bề mặt hồ với các lớp nước dưới sâu.

Ước tính khoảng 10 triệu người sống gần hồ Tanganyika và cá là một thành phần thiết yếu trong bữa ăn và sinh kế ở vùng này: tới 200.000 tấn cá mòi và 4 loài cá khác được thu hoạch mỗi năm từ hồ Tanganyika.

Hồ Tanganyika tiếp giáp với Burundi, nước Cộng hòa Congo, Tanzania và Zambia - 4 quốc gia nghèo nhất thế giới, theo như Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc.

V.A