Góp ý kiến sửa đổi Luật Thanh tra

Chính trị - Ngày đăng : 05:01, 17/04/2010

(HNM) - Cán bộ thanh tra phải có quyền xử lý vi phạm, không nên để thanh tra xong lại về xin ý kiến thủ trưởng khiến công tác thanh tra

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng đồng tình với nhận định của Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền rằng, Luật Thanh tra hiện nay chưa bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra. Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng không được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước.

Để khắc phục nhược điểm này, dự án Luật Thanh tra sửa đổi được thực hiện theo hướng Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, vừa là cơ quan giúp Thủ tướng thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận cho rằng, những sửa đổi, bổ sung như dự thảo luật chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và rõ nét hơn nữa. Cần sửa đổi lại hoạt động thanh tra theo hướng mỗi cơ quan thanh tra chỉ đảm nhiệm một loại hình thanh tra.

Hà Phong