Xu hướng mới trong ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế - Ngày đăng : 21:18, 15/04/2010
Thị trường dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và hiện nay đã đạt được con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những mẫu mã đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm của dệt may Việt Nam đều được làm một cách cẩn thận và có uy tín. Với những doanh nghiệp muốn tận dụng nhân công giá rẻ ở những nước đang phát triển đều nhận thấy Việt Nam là một giải pháp lý tưởng để sản xuất những mặt hàng chất lượng thấp đến trung bình với một số lượng lớn để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhưng theo ông Alexander Falter, Giám đốc của công ty Vert (công ty được tài trợ bởi những đối tác như tổ chức phi chính phủ của Hà Lan…), những giải pháp trên chỉ là tạm thời.
Dệt may là một sản phẩm hàng hóa chủ yếu trên thế giới. Tuy nhiên với sự phát triển của quảng cáo và marketing, những nhãn hiệu nổi tiếng đang trở thành một trong những mặt hàng ưa thích của người tiêu dùng. Ngày càng nhiều người bị hấp dẫn bởi hàng hiệu vì họ cho rằng nó thể hiện được đẳng cấp và phong cách sống của mình. Mặc dù phong cách thời trang, mẫu mã và chất lượng vẫn quan trọng, nhưng hiện nay rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang chuyển hướng tập trung vào những nguyên tắc về trách nhiệm xã hội, và những thương hiệu này có những lợi thế riêng trên thị trường lao động toàn cầu.
Những vụ bê bối về việc bóc lột nhân công tàn tệ trong thập niên 90 là một hồi còi cảnh báo cho thói quản lýtcũ đồng thời mang đến một nhận thức mới cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Những công ty như NIKE buộc phải đánh giá lại hoạt động sản xuất và triết lý sản xuất của mình. Người tiêu dùng đang ngày càng hướng về những nhãn hiệu quan tâm đến sự phát triển của con người và những quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó.
Ông Alexander Falter cho biết, công ty Vert đã được giao một sứ mệnh là thiết lập một chuẩn mực mới về chất lượng và những nguyên tắc về trách nhiệm xã hội, tao một nền tảng vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp. Vert làm cho khách hàng có thể đảm bảo rằng họ thể hiện đúng hình ảnh của công ty với những chứng chỉ hiện đại nhất về xã hội, công nghệ và môi trường. Họ dự đoán những xu hướng ở những nước phát triển, những sản phẩm sinh thái hữu cơ “xanh”, ví dụ như cotton hữu cơ, và ở Việt Nam là nhu cầu tạo ra giá trị của việc sản xuất trên cơ sở xuất hàng theo hình thức FOB (giao hàng lên tàu).
Khách hàng của Vert tập trung vào những thị trường và nhãn hiệu nhỏ hơn nhưng có giá trị gia tăng, ví dụ như thị trường Châu Âu, một thị trường khó tính và đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao với một mức giá cạnh tranh. Đã được ứng dụng một cách phổ biến, mặc dù không phải ở Việt Nam, những điều khoản thương mại của FOB đảm bảo rằng mặc dù phải chi nhiều tiền hơn về giá trị, chất lượng, hình ảnh, nhưng nó vẫn là một mô hình kinh doanh thành công và mang đến giá trị cho tất cả những bên liên quan về mức độ xã hội, công nghệ, môi trường và tính kinh tế.
Vert là một công ty con của Hà Lan - Pole Group, được thành lập 25 năm trước tại Amsterdam. Trong 4 năm qua, Pole đã chuyển đổi hoạt động của mình để tập trung vào sản xuất đầy đủ các dịch vụ may mặc, bao gồm tất cả các khía cạnh như thiết kế, gia công, tư vấn, tiếp thị, tài chính, và hậu cần. Mục tiêu của tập đoàn là trở thành người đi đầu về sản xuất những sản phẩm may mặc thời trang bền vững. Ngoài ra Vert còn là một thành viên tích cực của Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh (Social Compliance Initiative - BSCI) và Trao đổi hữu cơ (Organic Exchange), cả hai tập trung vào sản xuất hàng may mặc bền vững và đạo đức. Thành lập Vert là một bước đi đầu tiên để đạt được những phát triển trên.
Phương pháp để Vert tập trung vào những nguyên tắc về trách nhiệm xã hội trong khi vẫn duy trì và phát triển tốt quy tắc động kinh doanh đó là tạo ra mối quan tâm cho tất cả những bên liên quan. Công nhân nhận được nhiều lợi ích, được đào tạo và có mức lương tốt hơn. Tất cả những điều này có được nhờ chiến lược xuất khẩu FOB và từ những nhà bán lẻ mua từ công ty. Mục tiêu của Vert là cung cấp cho các bên liên quan và chuyển giao kiến thức cho Việt Nam để bảo đảm sự phát triển lâu dài bền vững. Hơn nữa, bằng việc gia tăng giá trị tại Việt Nam, nó khiến cho giá trị của từng công nhân được nâng cao và đảm bảo rằng lợi nhuận được đầu tư lại trong nước.
Một lĩnh vực khác mà Vert tập trung vào đó là những sản phẩm hữu cơ, và không sản xuất những mặc hàng thông thường. Cả Vert và công ty mẹ Pole Group đều hiểu được và thích ứng với những suy nghĩ của khác hàng đó là tập trung vào sự bền vững của môi trường và sức khỏe. Ở Châu Âu, người tiêu dùng không thích mặc những sản phẩm làm từ sợi tổng hợp. Họ hiểu được rằng trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm có thương hiệu, họ sẽ có những sản phẩm có chất lượng cao như cotton hữu cơ và những sản phẩm nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên.
Theo các chuyên gia, hiện nay, Việt Nam không có kế hoạch rõ ràng về phát triển nguyên liệu hữu cơ trong ngành may mặc. Hầu hết các nguyên liệu thường được nhập khẩu để phục vụ thị trường xuất khẩu. Ở trong nước, nguyên liệu tổng hợp, thường là polyester, được làm từ các sản phẩm của dầu khí. Những nguyên liệu thô Việt Nam không cần phải nhập khẩu. Trong khi vật liệu tổng hợp cung cấp những lợi thế về góc độ kỹ thuật, khách hàng Châu Âu lại thích cảm giác tự nhiên của bông và các sản phẩm len hơn. Vert hy vọng rằng Việt Nam hướng tới một ngành công nghiệp dệt hữu cơ nhiều hơn để có thể tận dụng được những lợi thế của mảng thị trường này đồng thời mình giúp tăng thêm giá trị trên thị trường thế giới
Ông Alexander Falter cho biết Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những ví dụ minh họa cho sự thành công của việc sản xuất tập trung vào những sản phẩm hữu cơ, họ mang đến những sản phẩm có giá trị cao cho khách hàng đồng thời tăng giá trị cho chính họ. Việt Nam với đội ngũ công nhân ổn định, có tay nghề, biết chú ý đến từng chi tiết của sản phẩm, đây là một cơ hội lớn để đầu tư và phát triển những thương hiệu nổi tiếng, tập trung vào những nhà bán lẻ để đầu tư vào những sản phẩm của họ để lôi kéo người tiêu dùng trung và cao cấp.
“Tạo ra sự thay đổi ở thị trường đang chớm nở dễ hơn rất nhiều ở thị trường đã phát triển một mức độ nhất định. Trong việc thúc đẩy sản xuất vật liệu hữu cơ trong nước, Việt Nam nên giữ lại những ngành dệt may có doanh thu cao đồng thời xây dựng một cơ sở mạnh mẽ hơn cho tương lai. Mục tiêu của Vert tại Việt Nam không những là mang lợi nhuận để phát triển công ty trong nước, mà còn để kích thích phát triển kinh tế quốc gia và cải thiện cuộc sống của người dân. Tăng trưởng là mục đích của Vert, và đó là cam kết lâu dài ở Việt Nam. Trên mọi cấp độ, Vert đã phân tích tiềm năng cho các doanh nghiệp thông qua những kinh nghiệm của mình, đó là tìm ra cách để tạo ra lợi nhuận, trong khi vẫn thúc đẩy những quy tắc kinh doanh đạo đức và sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao” – ông Alexander Falter khẳng định.