Cơ hội lớn cho doanh nghiệp hợp tác, đổi mới công nghệ

Kinh tế - Ngày đăng : 14:51, 02/03/2010

(HNMO) - Việt Nam đang trong quá trình hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường ngày càng quyết liệt ngay cả đối với thị trường trong nước, đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức rất lớn và có ý nghĩa sống còn.

(HNMO) - Việt Nam đang trong quá trình hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường ngày càng quyết liệt ngay cả đối với thị trường trong nước, đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức rất lớn và có ý nghĩa sống còn.

Để gia tăng giá trị hàng hoá đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trong ngành nông nghiệp nói chung, ngành mía đường và ngành giấy nói riêng, song song với vấn đề nóng là nguồn nguyên liệu, việc tập trung đầu tư máy móc, công nghệ cho ngành là hết sức cần thiết.


Là một trong những quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế đầy triển vọng và đã được kiểm chứng với tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, sản xuất hàng hoá phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là những mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt cao chủ yếu do hàng xuất nhiều về số lượng nhưng chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm không cao, Việt Nam vẫn phải xuất khẩu hàng với giá rẻ và một số mặt hàng vẫn ở dạng nguyên liệu hoặc sơ chế.


Dây chuyền sản xuất mía đường

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa như trên, nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành mía đường và giấy Việt Nam và các doanh nghiệp của Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp trang thiết bị cho ngành mía đường và giấy gặp gỡ, trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, liên doanh liên kết, tăng cường xúc tiến thương mại; Được sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Viện Công nghiệp Giấy & Xenluylo, Phòng Thương mại & Công nghiệp Ấn Độ - Việt Nam, Hiệp hội Quốc tế các Chuyên gia trong ngành mía đường và Công nghệ tích hợp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; Công ty Nexgen Exhibitions Pvt Ltd, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp và Công ty TNHH EIFEC phối hợp tổ chức “Triển lãm Quốc tế về ngành Mía đường và ngành Giấy -Vietnam Sugar & Paper Expo 2010”. Triển lãm diễn ra từ ngày 08 đến 10/03/2010 tại Tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp – số 2 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lĩnh vực trung bày tại triển lãm bao gồm: Thiết bị và Công nghệ sơ chế, Chế biến ngành mía đường và giấy/ Thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng & tự động hóa/ Thiết bị xử lý chất thải/ Năng lượng và hợp sinh từ chất thải và bã thừa Ethanol và nhiên liệu sinh học/ Thiết bị môi trường/ Thiết bị xử lý môi trường & sản xuất hóa chất ERP & giải pháp phần mềm/ Nguyên liệu thô, vật tư & nguyên liệu đầu vào/ Thiết bị đóng gói/ Nhà cung cấp dịch vụ...


Sản xuất giấy

Đại diện Ban tổ chức, ông VK Bansal - Giám đốc công ty Nexgen Exhibitions cho biết: “Vietnam Sugar & Paper Expo” sẽ gồm hai hoạt động chính. Thứ nhất là hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm của các nhà sản xuất máy đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ - những công ty hàng đầu tại thị trường nội địa và các quốc gia phát triển đang mở rộng sang các quốc gia có nền kinh tế mới và đang tăng trưởng như Việt Nam. Bên cạnh đó Ban Tổ chức còn tổ chức cho các doanh nghiệp tiến hành khảo sát khả năng xây dựng các nhà máy liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như nhà máy mía đường và nhà máy giấy tại Việt Nam qua mở ra nhiều cơ hội hơn về khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trên thế giới.

Ông VK Bansal còn cho biết thêm: Việt Nam hiện có khoảng 30 nhà máy giấy sản xuất đáp ứng khoảng 37% nhu cầu trong nước. Việt Nam đã thông qua kế hoạch đầu tư gần 6 tỷ đôla Mỹ để phát triển và nâng cao công suất cho ngành giấy đến năm 2020. Sản lượng giấy hiện tại vào khoảng 1,13 tấn giấy các loại. Triển lãm VSPE sẽ mang đến cơ hội lớn cho các công ty của Ấn Độ xuất khẩu sản lượng giấy thặng dư sang Việt Nam giúp cân bằng cung cầu trên thị trường nội địa Ấn Độ. Điều này sẽ giúp cho ngành giấy Ấn Độ vượt qua cơn khủng hoảng bằng việc thu được mức giá tốt hơn từ xuất khẩu.


Triển lãm máy móc

Bên cạnh đó, ngành mía đường tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao khi lượng tiêu thụ đường vượt mức sản xuất trong nước và về mặt ngắn hạn có thể giải quyết bằng việc tăng lượng đường nhập khẩu. Rất nhiều nỗ lực đã được đưa ra để trước mắt là bình ổn thị trường và sau đó là cân bằng cán cân thương mại. Theo dự báo, đến năm 2020, sản lượng đường của Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu điều này mở ra một cơ hội hợp tác lớn cho ngành sản xuất mía đường hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Hiện nay đã có hai nhà sản xuất lớn của Ấn Độ xây dựng nhà máy đường tại Việt Nam. Là một quốc gia hàng đầu về nông nghiệp, các nhà sản xuất đường của Ấn Độ có thể tìm hiểu cơ hội để xây dựng các nhà máy mía đường lớn và hiện đại tại Việt Nam và sau đó có thể cung cấp đường cho Ấn Độ để thu hẹp khoảng cách cung cầu của thị trường trong nước.

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và đang từng bước vững chắc lấy lại đà phát triển. Tuy là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhưng triển lãm “Vietnam Sugar & Paper Expo” hứa hẹn là một môi trường tốt tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng cường, mở rộng hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước.

L.H