Nên chăng?

Văn hóa - Ngày đăng : 07:20, 31/01/2010

(HNM) - Mấy năm nay, trước Tết Nguyên đán nửa tháng là các hãng phim tư nhân rục rịch chuẩn bị phục vụ khán giả. Thời điểm hiện tại của năm 2010, Hãng phim Thiên Ngân đã chiếu


Kể từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thời gian đã là 24 năm. Thời bao cấp, dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song hằng năm, Nhà nước vẫn cấp kinh phí cho các hãng quốc doanh làm phim để phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Việc bao cấp chấm dứt vào năm 2007 và hiện tại, nếu Nhà nước cần làm phim tuyên truyền thì thực hiện theo cơ chế đặt hàng. 24 năm qua, nếu Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim Giải phóng và Hãng phim truyện I, mỗi năm được cấp kinh phí sản xuất một phim thì số đầu phim truyện nhựa được sản xuất là con số 60. Đó là một "tài sản nghệ thuật không nhỏ". Tuy nhiên, số lượng phim được sản xuất lớn hơn nhiều vì có thời kỳ, một năm Nhà nước cấp tiền cho 3 hãng này làm từ 2 đến 3 phim. Công bằng mà nói, trong số phim đã sản xuất, có phim được, có phim chưa được nhưng tất cả đều khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước; ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống; phê phán thói hư tật xấu, làm cho con người tốt lên. Song có một thực tế diễn ra trong nhiều năm, thậm chí đến cả bây giờ, hầu hết các phim làm xong chỉ chiếu được vài buổi vì không có khán giả. Phim nào thu hút được khán giả thì doanh thu cũng không bằng số tiền Nhà nước đã đầu tư. Có đạo diễn có lý khi cho rằng, nếu so sánh phim làm bằng tiền của Nhà nước với phim do tư nhân bỏ tiền là khập khiễng vì tư nhân buộc phải chọn đề tài ăn khách để thu hồi vốn. Còn phim do Nhà nước đặt hàng là phim có định hướng trong tuyên truyền và giáo dục. Do vậy khó có thể làm hay để thu hút đông đảo khán giả.

Trong khi đó, Nhà nước bỏ tiền tỷ xây dựng tượng đài lịch sử, văn hóa, danh nhân... tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và tất nhiên người xem không phải trả tiền thì tại sao lại bắt các hãng Nhà nước phải có doanh thu? 24 năm qua đã chứng minh bán vé với phim tuyên truyền là vô cùng khó khăn. Bỏ kho một đống "tài sản nghệ thuật" trong khi bà con nông dân, nhất là bà con vùng sâu, vùng xa lại "đói" văn hóa là lãng phí. Nên chăng các phim tuyên truyền nên chiếu miễn phí. Khi chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ điện ảnh, cũng nên chăng, Nhà nước cấp kinh phí để các hãng quốc doanh làm phim chiếu tết cho dân xem?

Người Lái Đò