Việt Nam – Ai Cập: Mở cửa cho doanh nghiệp hợp tác đầu tư

Kinh tế - Ngày đăng : 21:32, 28/01/2010

(HNMO) – Bộ trưởng Bộ Đầu tư Ai Cập Mahmoud Mohieldin vừa có chuyến viếng thăm Việt Nam trong hai ngày cuối tháng 1/2010. Nhân dịp này PV HNMO đã ghi lại những trao đổi, đánh giá của Bộ trưởng về quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Ai Cập.

(HNMO)Bộ trưởng Bộ Đầu tư Ai Cập Mahmoud Mohieldin vừa có chuyến viếng thăm Việt Nam trong hai ngày cuối tháng 1/2010. Nhân dịp này PV HNMO đã ghi lại những trao đổi, đánh giá của Bộ trưởng về quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Ai Cập.

* Được biết ông đã từng đến Việt Nam, ông có thấy quan hệ hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam – Ai Cập biến chuyển nhiều trong thời gian đó? Ông đánh giá thế nào về kết quả chuyến công tác ở Việt Nam lần này?

* Đây là lần thứ hai tôi sang thăm Việt Nam, lần thứ nhất tôi sang Việt Nam vào năm 1997, lúc đó tôi chỉ là thành viên của một nhóm kĩ thuật sang Việt Nam nhằm mục đích xây dựng hiệp định đầu tư giữa hai nước và lần này tôi cũng sang Việt Nam cũng vì hiệp định này và ký kết một số nghị định thư thực hiện hiệp định giữa hai nước.

Hơn mười năm qua, quan hệ Việt Nam – Ai Cập có nhiều biến đổi, năm 1997 khi tôi đến thăm Việt Nam, thương mại hai nước mới chỉ đạt 14-15 triệu USD và hiện nay con số này tăng lên nhiều mặc dù đây vần còn là một con số khiêm tốn 167 triệu USD.

Trong mối quan hệ Việt Nam - Ai Cập hiện nay, Việt Nam vẫn là nước suất siêu nhiều hơn, hàng năm Việt Nam suất sang Ai Cập 150 triệu USD còn Ai Cập chỉ xuất sang Việt Nam 15-20 triệu USD. Về đầu tư, theo chính phủ Việt Nam hiện nay chưa có nhà đầu tư của Ai Cập nào có mặt tại Việt Nam, còn ở Ai Cập theo tôi được biết hiện nay có khoảng 9 công ty Việt Nam đang hoạt động tại Ai Cập. Tôi nghĩ rằng con số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ai Cập sẽ còn tăng cao trong tương lai.

Hiện nay nền kinh tế của Ai Cập phát triển năng động khoảng 7%/năm và GDP đạt 180 tỉ USD trong khi con số GDP của Việt Nam là 80 tỉ USD. Với tốc độ phát triển GDP trong những năm vừa qua, càng củng cố mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam Ai Cập, kể cả sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP của Ai Cập vẫn đạt con số 5% trong năm nay và có thể tăng trong các năm tiếp theo.

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam tôi và các đối tác Việt đã làm việc với nhau để thúc đẩy mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa 2 nước và đi tới thống nhất một số điểm như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Đầu tư Ai Cập đã kí thoả thuận tăng cường xúc tiến đầu tư giữa hai nước, ngoài ra hai nước sẽ cử đoàn đầu tư kỹ thuật sang để tăng cường trao đổi giữa các doanh nghiệp hai bên.

- Về phía Ai Cập, tôi sẽ làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương của Ai Cập để làm việc nhanh thúc đẩy công nhân quy chế cho thị trường Việt Nam.

- Bộ trưởng Bộ Tài Chính Việt Nam đã ký hiệp định chống đánh thuế 2 lần và chúng tôi sẽ thúc đẩy việc ký kết hiệp định này tại quốc gia chúng tôi và sau đó chúng ta có thể hoàn thành các thủ tục trong nước như trình lên Quốc hội. Có thể thấy rằng hiệp định chống đánh thuế 2 lần là một hiệp định quan trọng và có thể coi nó là trụ cột cuối cùng trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và thương mại giữa hai nước.

- Vào tháng 4 tới, Tổng thống của chúng tôi sẽ chủ trì hội nghị về đầu tư giữa các quốc gia của Đông Phi gồm 19 thành viên và chúng tôi có mời thêm các khách mời từ Châu Á, Asean. Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam lần này tôi cũng đã mời các quan chức Việt Nam sang tham dự hội nghị.

Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai bên, tất nhiên sẽ còn nhiều việc phải làm tuy nhiên chúng tôi đã nhất trí với nhau xác định những lĩnh vực ưu tiên để hợp tác như: Nông nghiệp; Thuỷ sản; Chế biến; Du lịch (phát triển khu resort); Phát triển các dự án cơ sở hạ tầng; Phát triển các dự án về dịch vụ tài chính.

Trong chuyến thăm Việt Nam nàytôiđã có buổi làm việc với đồng chí Phó Thủ tướng Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Tôi cũng đã có dịp tham dự diễn đàn doanh nghiệp với sự góp mặt của hơn 100 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong buổi họp với đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang chúng tôi đã nhất trí rằng hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Ai Cập là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Việt Nam vào đầu những năm 60 và năm tới đây sẽ kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chúng tôi đã nhất trí rằng cần tăng cường trao đổi hơn nữa các đoàn về văn hoá, du lịch và các đoàn doanh nghiệp (và đầu tiên chúng tôi đã có đoàn đầu tư Ai Cập sang thăm Việt Nam).

Phải nói rằng chuyến đi thăm lần này rất thành công vì chỉ trong 24h bên cạnh những hoạt động chính trị, các doanh nghiệp của Ai Cập cũng có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bốc dỡ công ten nơ, vận tải hàng hải, dầu khí, ngân hàng, tài chính.

*Như ông có nói ở trên, hiện nay chưa có công ty Ai Cập nào hoạt động tại Việt Nam, vậy sau chuyến đi nà,y các công ty Ai Cập có ý định đặt văn phòng đại diện sau đó phát triển thành công ty ở Việt Nam không? Ông đánh giá thế nào quan hệ song phương giữa hai nước trong năm nay (2010) và liệu bao giờ mốc thương mại song phương giữa hai nước đạt 500 triệu USD; Ai Cập có kế hoạch gì trong giảm nhập siêu của Việt Nam và tăng xuât khẩu hàng Ai Cập sang Việt Nam để cán cân thương mại được cân bằng hơn?

* Tôi không nhìn từ góc độ chính trị, thông thường góc nhìn này mọi người thường nhìn vào thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước, dưới góc độ kinh tế, với tôi điều quan trọng là giá trị, giá trị hiện nay giữa hai nước đang ở một con số rất nhỏ nếu so với thương mại của chúng tôi với các nước láng giềng. Theo tôi cân bằng cán cân thương mại cũng quan trọng nhưng phải được đặt trong bối cảnh chung như quan hệ hai nước trong quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, chuyển vốn. Tôi thấy rằng hợp tác giữa hai nước chúng ta mới chỉ bắt đầu và chúng tôi nghĩrằng chúng ta hướng tới hợp tác cân bằng, lành mạnh và bền vững hơn là việc chú trọng đến cán cân. Còn ở Ai Cập hiện nay chỉ có 9 doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ, mặc dù đây chỉ là con số khởi đầu và khá khiêm tốn. Trong buổi gặp gỡ với quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam đều thấy giao thương Việt Nam – Ai Cập ước đạt 300 triệu USD  và cao hơn nữa, còn về phía bản thân tôi cho ràng con số 500 triệu USD là khá khiêm tốn so với giao thương của Ai Cập với các nước láng giềng như Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong một vài năm gần đây giao thương Việt Nam – Ai Cập tăng đáng kể bởi sự năng động của nền kinh tế Ai Cập, thêm vào đó chúng tôi đã mở cửa cho khu vực tư nhân đầu tư vào Ai Cập.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam và Ai Cập hiểu rất ít về cơ hội đầu tư tạihai nước do vậy tôi nghĩ biện pháp tích cực là trao đổi đoàn doanh nghiệp, trao đổi người làm trong lĩnh vực xúc tiến là rất cần thiết để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Ai Cập. Nếu chúng ta kết hợp được điều này tốt, con số 500 triệu không phải là một tương lai xa.

*Theo ông lĩnh vực thế mạnh nào tại Ai Cập mà doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thúc đẩy đẩy xuất khẩu và đầu tư vào Ai Cập và ngược lại? Sau chuyến thăm này về phía chính phủ cũng như doanh nghiệp Ai Cập có những hoạt động xúc tiến cụ thể nào không như thành lập uỷ ban thúc đẩy xúc tiến hoặc các hiệp hội thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại vào Ai Cập?

* Thứ nhất về đầu tư thương mại, do yêu cầu kinh tế chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng 6-7% do đó chúng tôi cần một lượng đầu tư tương đương với khoảng 21-22%GDP, hiện nay nguồn đầu tư trong nước đáp ứng được 2/3 do đó phần còn lại chúng tôi mong muốn thu hút được từ đầu tư từ nước ngoài. FDI của Ai Cập trong vòng 4 năm vừa qua đạt 7 tỉ USD, 11 tỉ USD, 13,2 tỉ USD, 8 tỉ USD sau khủng hoảng tức là sau 4 năm trung bình chúng tôi thu hút được 10 tỉ FDI và chúng tôi là một trong hai quốc gia hàng đầu tại Châu Phi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong khối Ả Rập.

Về thương mại, các bạn cũng biết con số GDP tăng 1% thì thương mại tăng gấp 3 lần và trong thời kỳ tăng trưởng cao khi chúng tôi đạt được con số 6-7% thì thương mại của chúng tôi có những lúc tăng hơn 30%. Chúng tôi nhập khẩu các nguyên liệu thô hay thực phẩm và chúng tôi là quốc gia mở nhất về thương mại, chúng tôi luôn thúc đẩy tự do hoá thương mại, các bạn có thể hỏi kinh nghiệm các quốc gia láng giềng các bạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Malaysia trong 4 – 5 năm vừa qua về quan hệ thương mại với chúng tôi về mức độ tự do hoá thương mại như thế nào. Chúng tôi đã không áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ngay cả trong thời kì khó khăn nhất, thời kì khủng hoảng kinh tế, thậm chí chúng tôi còn giảm thuế quan mà không yêu cầu các quốc gia khác có hành động tương ứng. Do đó chúng tôi rất vui và hoan nghênh tại diễn dàn doanh nghiệp ở Việt Nam có nhiều công ty xuất nhập khẩu Việt Nam quan tâm và chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Công Thương Ai Cập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Ai Cập.

Câu hỏi về việc thành lập hiệp hội hay uỷ ban hỗn hợp giữa hai nước và cơ chế hoạt động khá tốt tuy nhiên như tôi đã nói ở trên đây không phải là vấn đề của uỷ ban hay chính phủ mà tôi nghĩ rằng việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên đó là công việc của cộng đồng doanh nghiệp hai nước còn chúng tôi chỉ là những người tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên. Việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp viếng thăm các nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước gặp gỡ trao đổi ví dụ như đoàn doanh nghiệp Ai Cập viếng thăm Malaysia 18 tháng trước và kể từ đó tới nay cứ 1-2 tuần hoặc 1 tháng lại có đoàn doanh nghiệp rất lớn từ hai nước có mối quan hệ hợp tác (từ Malaysia đến Ai Cập hoặc ngược lại) và theo tôi Việt Nam Ai Cập cũng nên đi theo hướng này.

* Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động lên các nước và trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cho tới thời điêm hiện nay kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục với mức độ tăng trưởng GDP là 5,32%. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Đầu Tư Ai Cập, ông có nhận xét gì về sự hồi phục kinh tế của Việt Nam? Với mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này cũng là để tăng cường hợp tác xúc tiến đầu tư thương mại, ông có nhận đinh và đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực? Ở Việt Nam hiện nay có nhu cầu rất cao về nguồn vốn FDI ở 4 lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, năng lượng, đầu tư về điện, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao vậy từ phía các nhà đầu tư Ai Cập có doanh nghiệp nào quan tâm đến các lĩnh vực mà Việt Nam đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào không?

* Về góc độ kinh tế, các quốc gia đều bị ảnh hưởng, và mức độ ảnh hưởng của các quốc gia là khác nhau. Ở Châu Á, Trung Quốc và Việt Nam đã làm rất tốt, còn GDP của Ai Cập trong năm 2009 là4,7% và chúng tôi dự đinh tăng trưởng hơn 5% trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ đó phụ thuộc vào cái nhìn của chúng ta, nếu lạc quan chúng ta có thể nói rằng chúng ta sẽ làm rất tốt, chúng ta vẫn đạt tăng trưởng dương. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng các quốc gia đặc biệt các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế như sự mất mát công ăn việc làm, thu nhập giảm…

Theo tôi các bạn có các lợi thế như sau: Thứ nhất, các bạn đã đạt được một số thành tích rất tốt về phát triển xã hội, ví dụ tỷ lệ biết chữ của Việt Nam rất cao, tỷ lệ đói nghèo thấp theo chuẩn của ngân hàng thế giới, điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc cải tổ của Việt Nam. Điều quan trọng nhất chúng tôi nhìn thấy là uy tín của nhà nước Việt Nam không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Mới đây chúng tôi đã gặp một công ty nước ngoài rất lớn đang làm ăn ở Việt Nam, họchia sẻ với chúng tôi là vào 2007 khi giá lương thực tăng cao, lạm phát tăng cao, chính phủ Việt Nam đã có một hành động mà họ đánh giá rất cao đó là về phía Việt Nam đã rất linh hoạt thay đổi những điều khoản trong hợp đồng để có lợi hơn cho các nhà đầu tư khi biết giá tăng cao ảnh hưởng đến nhà đầu tư, nếu giữ nguyên hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ bị thiệt, và họ đã rất cảm kích về điều nay. Tôi nghĩ rằng khi một chính phủ giữ được uy tín, sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và điều này còn quan trọng hơn những bản báo cáo, con số tăng trưởng hay đánh giá xem quốc gia này đứng thứ bao nhiêu trong bảng xếp hạng nào. Tôi nghĩ rằng yếu tố niềm tin trong các nhà đầu tư là quan trọng nhất và tôi đã nói rất nhiều với các đồng nghiệp của tôi rằng nếu muốn xem một ví dụ về tăng trưởng thì cứ đến Việt Nam và tôi tin là Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra là năm 2020 là trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại hoá.

Ở Ai Cập có rất nhiều công ty được xếp hạng cao trong lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, truyền thông, và các ngành công nghệ cao, chính phủ Ai Cập rất khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sẽ đầu tư vào Ai Cập. Trong đoàn chúng tôi có một công ty chuyên về dầu khí và khí đốt tự nhiên sẽ gặp đối tác Việt Nam. Một lĩnh vực nữa tôi thấy rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai đó là lĩnh vực năng lượng tái tạo - một trong những vấn đề được thế giới quan tâm, đặc biệt về vấn đề bảo vệ môi trường. Một ngành công nghiệp thế mạnh của Ai Cập là năng lượng gió và chúng tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội hợp tác trong tương lai.

* Xin cảm ơn ông!

L.H (ghi)