Khi trẻ biếng ăn

Xã hội - Ngày đăng : 05:36, 24/01/2010

(HNM) - Trẻ biếng ăn là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các bậc cha mẹ. Tình trạng này thường gặp ở không chỉ một nhóm trẻ mà là ở rất nhiều trẻ với nhiều lứa tuổi và các nguyên nhân khác nhau.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Thị Thanh Phương (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Xanh Pôn), trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân và tùy vào mỗi nguyên nhân mà các bậc phụ huynh có những biện pháp khắc phục như:

Biếng ăn tâm lý: Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Tuyệt đối không nên quát mắng, dọa nạt và đổ thức ăn vào miệng trẻ khi trẻ đang khóc… Khi trẻ ốm, cần phải uống thuốc, cha mẹ không nên trộn thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ. Hãy cho bé ăn một cách thoải mái, nếu bé thích tự xúc ăn hãy giúp bé. Nên thường xuyên thay đổi thực phẩm để chế biến món ăn, đặc biệt là các loại rau quả có màu sắc và mùi thơm hấp dẫn và dùng bát, đĩa mà bé thích để đựng thức ăn cho bé…

Ảnh minh họa từ Internet


Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Cha mẹ nên chú ý chế biến thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Các bữa ăn phải có đủ 4 thành phần của ô vuông thức ăn (đạm, tinh bột, chất béo, rau quả và muối iốt). Một bữa không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ khó tiêu hóa dẫn đến đầy hơi, khó tiêu vì trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn; trẻ 6-12 tháng ăn bột; trẻ 13-24 tháng ăn cháo, phở, mì hoặc cơm nát và trẻ trên 2 tuổi ăn cơm bình thường.

Đồng thời, nên thay đổi món ăn thường xuyên cho bé. Khi chuyển sang thức ăn mới cần cho trẻ ăn từ từ tăng dần để trẻ thích nghi.

Biếng ăn do bệnh lý: Trẻ bị bệnh lý thường thiếu hụt những chất dinh dưỡng, vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ một ngày và các thức ăn dễ tiêu. Trẻ trên 2 tuổi nên cho tẩy giun 6 tháng một lần.

Biếng ăn sinh lý: Do trẻ có những giai đoạn biến đổi sinh lý như tập lẫy, bò, mọc răng… nên cha mẹ không nên thúc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ bé thích ăn trở lại. Nếu sau khi đã thay đổi món ăn, thay đổi cách cho bé ăn mà bé vẫn không thích ăn thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Biếng ăn do thuốc: Thường do sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dẫn tới loạn khuẩn đường ruột. Trường hợp này cha mẹ nên sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho bé…

Phối hợp đồng thời với những giải pháp trên là việc sử dụng enzym tiêu hóa sẽ chấm dứt tận gốc tình trạng biếng ăn ở trẻ. Enzym có vai trò là chất xúc tác sinh học cho hầu hết phản ứng chuyển hóa thức ăn thành chất hữu ích cho hoạt động sống của cơ thể. Nó còn có ý nghĩa bảo đảm cho sự trao đổi chất thường xuyên giữa cơ thể và môi trường bên ngoài để duy trì, tồn tại và phát triển cơ thể. Enzym có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa cũng như có tác động tới việc phòng chống biếng ăn, nhất là đối với trẻ em.

Bác sĩ Thanh Phương giải thích: Ở trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, các enzym tiêu hóa tiết ra ít, chưa đủ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Chính vì thế trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ, ăn không tiêu dẫn đến biếng ăn. Ngoài ra, khi các chất đạm, bột, đường, béo... không được hấp thụ hết sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Vì vậy, khi trẻ được sử dụng enzym tiêu hóa, thức ăn được phân rã thành dạng nhũ tương để ruột hấp thu các chất dinh dưỡng, làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói, thèm ăn, không còn cảm giác khó chịu do đầy hơi, chướng bụng, thức ăn không tiêu.

Enzym có trong các chế phẩm dưới dạng siro như Odbankin (chai 100ml). Sản phẩm này chứa các loại men tiêu hóa như amylase, protease, maltase… cùng các vitamin nhóm B phòng chống chứng biếng ăn, khó tiêu, đầy bụng, nôn trớ. Khi trẻ sử dụng siro sẽ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hóa của cơ thể tự điều chỉnh tiết ra các men tiêu hóa ở mức phù hợp với ngưỡng ăn mới của trẻ và một số dịch khác ngoài men.

Lê Sa