Hiểu rõ “Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Thách thức với Việt Nam”
Kinh tế - Ngày đăng : 16:08, 22/01/2010
Đó là lý do mà TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Ngân hàng Liên Việt cùng tập thể các nhà nghiên cứu đã biên soạn cuốn sách “Khủng hoảng tài chính toàn cầu - Thách thức với Việt Nam” do Nhà Xuất Bản Thanh Niên phát hành và chính thức ra mắt độc giả tháng 01-2010.
Tài liệu quý dùng để nghiên cứu
“Đây sẽ là tài liệu quý dùng cho nghiên cứu, tra cứu và là tài liệu tham khảo rất tốt cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và trong các giảng đường đại học kinh tế ở Việt
Còn TS. Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ “hoan nghênh nhóm tác giả của Ngân hàng Liên Việt đã nghiên cứu tổng hợp và cho ra đời cuốn sách hay, đúng và trúng những vấn đề cần được đóng góp ý kiến”. TS. Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng “Bố cục nội dung, cách tổng hợp và phân tích đề xuất giải pháp trong cuốn sách của những người làm thực tế có lòng say mê nghiên cứu đã đóng góp cho việc tổng kết lý thuyết và chỉ đạo thực tế của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, “cách tiếp cận của cuốn sách có nhiều điểm mới, trực diện”, biết đơn giản hóa những vấn đề tưởng chừng khó hiểu bằng cách vừa cung cấp đầy đủ những khái niệm học thuật, vừa đưa ra những minh chứng thực tiễn, tạo sự hấp dẫn, thú vị đối với độc giả.
Năm 2010, kinh tế Việt
Đặc biệt, về năm mới 2010, cuốn sách chỉ ra năm nay có thể là một năm cơ hội sẽ đến với các nền kinh tế, các doanh nghiệp vì khủng hoảng đã dần dần qua đi, kinh tế bắt đầu hồi phục và đặc biệt mỗi con người, doanh nghiệp đều rút được ra những bài học làm hành trang tiếp cận, chiến đấu với những khó khăn trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Cuốn sách cũng lưu ý năm 2010 cần cảnh giác với một năm “hồi mã thương” của lạm phát và khủng hoảng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp ở một số nước có “lực yếu” và không quan tâm đến “cải cách hậu khủng hoảng” vì năm 2010 là “điểm rơi” hậu quả của các gói cứu trợ trên thế giới - sự bắt đầu của lạm phát do các nguyên nhân lạm phát đa hội đủ cầu kéo, chi phí đẩy và cả “tâm lý đẩy”. Một trong những nguyên nhân là sức khỏe của các doanh nghiệp sau cú choáng váng bởi khủng hoảng được hồi phục tạm thời nhưng vẫn đang trong tình trạng lúc thì “huyết áp cao”, khi thì “tụt huyết áp”, chưa thăng bằng, đủ mạnh để bước đi vững chắc.
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau các gói hỗ trợ mới được hồi phục, sản phẩm dịch vụ hàng hóa được tạo ra nhưng lại thiếu tiền vận chuyển và chi phí tiếp thị... nên hàng bán chậm, gây ứ đọng vốn... Không ít doanh nghiệp “cười nửa vời ra nước mắt”.
Cuốn sách nêu tiếp: “Trong năm 2010, rất có thể các ngân hàng thương mại của các nước nhỏ sẽ rơi vào “bẫy thanh khoản” mới, thậm chí dẫn đến mất thanh khoản tạm thời. Dự đoán của tác giả chủ biên cuốn sách này về thị trường chứng khoán, bất động sản tại Việt Nam năm 2010 sẽ là cuộc “tập trận của các đại gia hai sàn chứng khoán, bất động sản” và sự giãy chết của “các đại gia nửa vời trên sàn vàng” nên bất động sản và chứng khoán sẽ có những cơn sốt “trồi ít sụt nhiều”, các nhà đầu tư nghiệp dư phải cẩn trọng, các ngân hàng sẽ căng thẳng vốn, các doanh nghiệp thiếu vốn, tình hình tỷ giá chắc chắn sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên phù hợp với diễn biến của thị trường”.
“Nhưng năm 2010 cũng đánh dấu một bước thay đổi về chiến lược tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa; đánh dấu sự lên ngôi của những thế lực ở các quốc gia, nhất là những quốc gia, những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo chiến lược “con kền kền” (kiếm ăn trên xác động vật chết); sẽ có hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp, mua bán trái phiếu, công cụ phái sinh và xuất hiện nhiều nhà tư bản mới hậu khủng hoảng. Đây có thể là cơ hội đầu tư của các nhà tư bản tài chính tích tụ tài sản và phát triển đột phá hậu khủng hoảng”.
Vì vậy, tập thể những người biên tập cuốn sách đưa ra lời khuyên “tôn chỉ hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 có lẽ là nên theo hướng “củng cố - ổn định - phát triển”, trong đó củng cố và ổn định là chính, có cơ hội mới phát triển bền vững…, nếu không sẽ rơi vào tình trạng “không ai tắm hai lần trên một dòng sông – không doanh nghiệp nào sống hai lần trên cùng một lỗi lầm, trong hai lần khủng hoảng”. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng không nên bi quan, mà hãy “quản trị rủi ro - tìm siêu lợi nhuận”. Cơ hội luôn luôn trước mắt chúng ta!”.