Đau đầu vì… dồi dào

Đời sống - Ngày đăng : 03:30, 17/01/2010

Tờ Herald Sun (Ôxtrâylia) số ra ngày 12-1 có bài viết nhan đề


Đây cũng là nhận định của nhiều nhà đầu tư cách đây mấy năm. Còn giờ, phàn nàn nhiều hơn khen ngợi.

Sự kiện hàng loạt tập đoàn lớn như Intel, Renesas, Samsung, Campal, Foxconn đầu tư vào Việt Nam cách đây chưa lâu đã tạo ra một "cú sốc" cho thị trường nhân lực CNTT trong nước. Doanh nghiệp - nhà tuyển dụng - sốc: Intel, nhà sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới cần tuyển 4.000 lao động, trong đó có gần 1.000 kỹ sư điện, điện tử, CNTT... (nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng) nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu hết sức ít ỏi. Người lao động sốc: nhiều ứng viên phải dừng lại trước "cửa ải" Intel lại là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh hoặc một số trường có tiếng khác.

Renesas, tập đoàn công nghiệp điện tử hàng đầu của Nhật Bản, cần tuyển 1.000 kỹ sư thiết kế bán dẫn nhưng cũng chật vật tìm người.

Lao động có trình độ, không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật, thiếu hụt ở nhiều ngành khác. Chẳng hạn, một ngân hàng cần tuyển 1.000-1.200 nhân viên hằng năm đã "hết sức khổ sở". Ngân hàng Eximbank mỗi năm tổ chức hàng chục đợt tuyển vẫn luôn "khát" nhân lực.
Trong 5 năm tới, Foxconn cần hơn 5 vạn lao động; Campal, sản xuất máy tính xách tay và thiết bị điện tử viễn thông, cần tuyển 1.200 kỹ sư đi đào tạo tiếp ở nước ngoài, hàng chục nghìn lao động khi hoạt động. Các nhà tuyển dụng đều than thở... "rất đau đầu".

Trả lời phỏng vấn, ông Kurimoto Mitshuharu, Tổng Giám đốc Công ty Top Globis, chuyên cung ứng lao động cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu là các công ty Nhật Bản, cho biết giá lao động rẻ (cùng với các yếu tố thị trường tiềm năng, tăng trưởng cao...) là yếu tố khiến nhiều công ty nước ngoài quyết định hoạt động chọn Việt Nam cách đây... 10 năm. Giờ đây, chính yếu tố này lại là trở ngại. Nhà tuyển dụng khó tìm được những lao động xuất sắc. Nhiều kỹ sư, cử nhân Việt Nam tốt nghiệp lại thiếu khả năng thực hành. Kết quả là "có sự cách biệt giữa yêu cầu thực tế của các công ty và khả năng của người lao động". Ông Kurimoto Mitshuharu cũng dự báo một triển vọng hứa hẹn - xét ở góc độ thu hút đầu tư - nhưng có thể lại là "cú sốc" đối với đào tạo lao động - là từ nay về sau sẽ có nhiều công ty nước ngoài tìm đến Việt Nam hoạt động ở các lĩnh vực như CNTT, phần mềm, dịch vụ, tư vấn...

Nói chung là như vậy...

Phần lớn lao động Việt Nam chưa qua đào tạo hoặc có trình độ, tay nghề thấp. Nói một cách hình ảnh thì chúng ta đang dồi dào "nguyên liệu thô" nhưng lại quá ít "thành phẩm" trên thị trường lao động. Chúng ta cứ kêu, nhà tuyển dụng cứ kêu nhưng khâu "sản xuất" thì giậm chân tại chỗ.

Chúng ta dồi dào cái mà thị trường không còn cần nhiều. Kết quả là Việt Nam hầu như mới chỉ có nhiều xí nghiệp may - đại diện cho công nghiệp ở giai đoạn lạc hậu - và rất ít ỏi nhà máy công nghệ cao - đại diện cho nền công nghiệp có hàm lượng chất xám, mang lại giá trị gia tăng cao.

Đồ Nghệ