Phim và trò chơi truyền hình thuần Việt thắng thế
Văn hóa - Ngày đăng : 23:59, 08/01/2010
(HNMO)- Tối 8/01/2010, LễLH Truyền hình toàn quốc lần thứ 29 đã diễn ra trang trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung wơng; ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ước, Tổng cục Trưởng Tổng cục XDLL Bộ Công An và đông đảo các nhà báo, những người làm truyền hình cả nước về dự.
Năm nay Liên hoan truyền hình toàn quốc đón nhận hơn 700 tác phẩm dự thi từ 88 đơn vị ở 11 thể loại. Ban giám khảo đã làm việc nghiêm túc và rất khó khăn để chọn ra hơn 120 tác phẩm của 5 thể loại để trao giải vàng, bạc, đồng và khuyến khích.
Một cảnh trong phim "Âm tính" |
Khá bất ngờ khi ở Thể loại giải trí: các bộ phim truyền hình dài tập có cốt truyện thuần Việt đã lên ngôi: Giải Vàng ở thể loại này đã thuộc về bộ phim “Bước nhảy xì tin” của Trung tâm sản xuất phim TH Ðài truyền hình VN, phim “Âm tính” của Hãng phim Truyền hình TP.HCM, phim “Tấm bản đồ số phận” của Điện ảnh chiều thứ 7.
Ở thể loại Trò chơi truyền hình, một lần nữa chương trình có nội dung thuần Việt lại lên ngôi với giải Vàng thuộc về: chương trình “Hà Nội 36 phố phường” với chủ đề ”Hà Nội mùa đông năm 46” của Công ty HI Media; chương trình “Giá trị của yêu thương” của Đài TH TP. Hồ Chí Minh.
Trường quay trò chơi truyền hình "Hà Nội 36 phố phường" |
BTC đã trao một số giải Vàng ở các thể loại:
1. Thể loại tin, phóng sự ngắn: Đảng viên 4 cùng (Đài TH Quảng Bình); Bài toán khó giải (Đài TH TP. Hồ Chí Minh); Hành trình vượt lên số phận; Nỗi đau vùng lũ…
2. Thể loại thiếu nhi và khoa giáo: “Chuyện cổ Loa thành” (Trung tâm VFC);Ký ức tuổi thơ (VTC); Niềm tin cuộc sống (Đài TH Hải Phòng).
3. Thể loại giải trí gồm:
- Phim truyện truyền hình: Bước nhảy xì tin (Trung tâm sản xuất phim TH Ðài truyền hình VN), Âm tính (Hãng phim Truyền hình TP.HCM), Tấm bản đồ số phận (Điện ảnh chiều thứ 7).
- Sân khấu: Vở cải lương “Mùa xuân bất tận” (Đài TH TP.HCM); vở “Hồ Chí Minh ký ức màu đỏ” (Đài TH Huế); vở cải lương “Dời đô” (Đài TH TP.HCM)
- Ca nhạc – thơ: chương trình “Nỗi nhớ Hà Nội” (Đài TH.TPHCM); Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt trời (Đài TH Đắc Lắc); phim ca nhạc”Nhịp phố” (Đài TH Việt
- Trò chơi truyền hình: chương trình “Hà Nội 36 phố phường” với chủ đề ”Hà Nội mùa đông năm 46” (Công ty HI Media); chương trình “Giá trị của yêu thương” (Đài TH TP. Hồ Chí Minh).
4. Thể loại chương trình truyền hình tiếng dân tộc: Người giữ hồn văn hóa Tà Ôi (Đài TH Huế); Noong Sang Vò – Vùng đất ngọc (Đài TH Yên Bái); Lời Chiêng (Đài TH Đà Nẵng); Chương trình thời sự tiếng Khơ Me (Cần Thơ); chương trình thời sự tiếng Chăm (Đài TH Bình Thuận); …
5. Thể loại phóng sự dài và giao lưu, tọa đàm: Từ mô hình tổ dân vận (Đài TH Lao Cai), Cột cờ Hà Nội (TH Quân đội Nhân dân); Người mang hai dòng họ (Đài TH Yên Bái); Như có Bác giữa rừng Trà My (Quảng Nam)…
Mặc dù được tổ chức trang trọng tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, tuy nhiên Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 29 chưa được vui như mong muốn. BTC rất lúng túng trong việc trao quá nhiều giải cho các tác giả trên sân khấu dẫn đến tình trạng người được mời lên trao giải cũng lúng túng khi phải trao cả hoa, bằng khen và biểu tượng.
Phần giao lưu với các nhân vật trên sân khấu quá dài khiến khán giả cảm thấy lê thê và chương trình bị buồn. Người dẫn chương trình (MC) quá trẻ nên còn run trong phần giao lưu khi bị chính những nhà báo lão luyện như Nhà báo Hữu Thọ hỏi vặn lại. Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 30 sẽ do Đài Truyền hình Cần Thơ đăng cai tổ chức, hy vọng sẽ rút kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn.
Tuyết Minh