Chỗ dựa mới để thoát nghèo
Kinh tế - Ngày đăng : 07:28, 08/01/2010
Normal
0
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:
Trực tiếp sẻ chia
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đông Anh và LĐLĐ TP Hà Nội giao vốn hỗ trợ công nhân nghèo khu CN Bắc Thăng Long. Ảnh: Ngọc Diệp
Dù có nằm mơ, gia đình chị Nguyễn Thị Hải Anh, công nhân Công ty cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn 2 (thuộc LĐLĐ huyện Đan Phượng) cũng không dám tin rằng, với thu nhập từ lương công nhân của chị vỏn vẹn mỗi tháng ngót 2 triệu đồng và với một khoản tương đương như thế của chồng chị, chỉ trong gần một năm gia đình chị đã "tậu" được xe máy, xây chuồng lợn và nuôi một lúc gần chục lợn thịt và lợn nái. Ngoài ra, vợ chồng chị còn mua được đầy đủ đồ dùng thiết yếu khác. "Được như hôm nay, chúng tôi rất biết ơn công đoàn" (CĐ), chị Hải xúc động nói. Tương tự, cũng nhờ CĐ mà anh Tạ Quang Hóa, công nhân cùng cơ quan với chị Hải cũng đã mở được một cửa hàng kinh doanh gạch ngói, mỗi tháng thu lãi từ 2 đến 3 triệu đồng. Chị Hải và anh Hóa là hai trong số 80/240 công nhân có hoàn cảnh khó khăn của công ty này được vay vốn từ FEI. Với số vốn ban đầu được vay là 7 triệu đồng, trong vòng 20 tháng, lãi suất thấp (0,32%/tháng), gia đình chị Anh và anh Hải đã "thoát" cảnh nghèo túng quanh năm.
Với ba sản phẩm chính là: cho vay, tiết kiệm bắt buộc và hỗ trợ cộng đồng, FEI đã thực sự "đến" với CNVC-LĐ nghèo bằng nhiều chương trình cụ thể và thiết thực. Từ khi quỹ ra đời đến nay, đã giải quyết cho 3.326 CNVC-LĐ nghèo được vay, với tổng số vốn 19 tỷ 513 triệu đồng. Hầu hết vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, chủ yếu là kinh doanh nhỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề phụ hoặc mở cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, cũng có khoảng 30% được chi dùng vào việc mua sắm vật dụng, phương tiện phục vụ đời sống thường ngày hoặc công tác. Quỹ cũng là nguồn để hỗ trợ xây dựng công trình công cộng và học bổng cho người vay có con vượt khó học giỏi. 100% đối tượng vay vốn tích cực tham gia, thời gian qua số dư từ sản phẩm này đã đạt 810 triệu đồng.
Mong được hỗ trợ nhiều hơn
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP đồng thời là Giám đốc quỹ cho biết, do hoạt động với quy mô nhỏ và mang tính đặc thù không giống như quỹ xã hội khác, cũng không giống mô hình của các ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng chính sách, do đó sự đón nhận cùng vào cuộc của người vay và các cấp CĐ còn dè dặt, cầm chừng. Thời gian tới, CĐ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền trong CĐ cơ sở và đoàn viên ở đó, giúp họ thấy rõ ý nghĩa, tác dụng của quỹ, để quỹ ngày càng phát triển, "đến" được nhiều hơn với CNVC-LĐ nghèo. Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động của quỹ là nguồn vốn hoạt động còn quá hạn chế, trong khi đó, việc huy động nguồn vốn cũng rất khó khăn, nên quỹ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của rất nhiều người lao động khó khăn. Quỹ quyết tâm phấn đấu để mỗi tháng giải quyết nhu cầu vay, tạo việc làm cho khoảng 200 người, tương ứng số vốn giải ngân từ 1,5 đến 2 tỷ đồng.
Để tiếp tục phát triển quỹ, bằng kinh nghiệm hoạt động thực tế, thời gian qua, nhiều cán bộ CĐ cấp trên cơ sở và cán bộ CĐ cơ sở cho rằng, việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm của Quỹ FEI rất quan trọng, qua đó tìm kiếm đối tác, tạo nguồn vốn bổ sung góp phần giải quyết kịp thời các vướng mắc, nhất là đối với những trường hợp nợ xấu xảy ra. Bà Đào Lan Anh, Chủ tịch CĐ ngành giao thông vận tải Hà Nội cho biết, toàn ngành đã có 3 nghìn CNVC-LĐ nghèo được vay vốn từ quỹ này. Song theo điều tra, hiện nay con số CNVC-LĐ nghèo trong ngành có nhu cầu vay vốn lên đến hàng trăm nghìn người, do đó việc lựa chọn đối tượng được vay rất quan trọng, nên ưu tiên chọn người được vay là CNVC-LĐ nghèo trong các đơn vị đặc biệt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Có thể khẳng định, hoạt động của Quỹ FEI đã và đang mang lại hiệu quả "kép", đó là kịp thời giải quyết khó khăn cho CNVC-LĐ nghèo, giúp họ có việc làm thêm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, đồng thời giúp họ hiểu và gắn bó hơn với tổ chức CĐ, qua đó góp phần nâng cao vị thế của CĐ trong xã hội.