Tránh nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá trong thai kỳ

Xã hội - Ngày đăng : 00:00, 17/12/2009

Nhiều bà bầu không ăn cá vì sợ cá nhiễm độc thủy ngân. Điều này có nên và vì sao chúng ta lại không thể không ăn cá?

Bà bầu có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân khi ăn cá


Bà bầu có nên ăn cá trong thai kỳ?

Rất nhiều phụ nữ mang thai đau đầu vì câu hỏi này.

Dù bạn không quan tâm tới thực phẩm thuộc biển nhưng bạn hẳn đã từng nghe cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt. Nó cũng chứa protein và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác cho sức khỏe của bạn và của thai nhi.

Trái lại, bạn cũng nghe người ta nói rằng, một số loại cá có chứa những chất độc hại như thủy ngân chẳng hạn. Ở nồng độ cao, nó có thể có hại cho hệ thống não bộ và thần kinh của thai nhi.

Phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng, phụ nữ mang thai nên ăn một vài loại cá. Nhưng bạn thật khó để xác định loại cá nào là an toàn đối với thai phụ và ăn bao nhiêu là đủ.

Dưới đây, chúng tôi có một vài hướng dẫn giúp bạn giới hạn khả năng hấp thu phải thủy ngân trong khi ăn cá:

Thủy ngân vào trong cơ thể cá như thế nào?

Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi thậm chí cả trong không khí bạn thở. Một nguồn lớn thủy ngân được sản sinh trong khí than thực vật. Khi chúng rơi vào nước, vi khuẩn biến đổi nó thành methylmercury. Cá hấp thu methylmercury từ nước khi chúng bơi trong đó và từ thức ăn chúng ăn. Methylmercury làm giảm lượng protein có trong mình cá, chúng vẫn cư trú trong cơ thể cá khi chế biến xong.

Phần lớn cá và các loại hải sản khác đều chứa thủy ngân nhưng khác nhau ở mức ít hay nhiều. Những loại cá là động vật ăn thịt có chứa thủy ngân nhiều hơn. Cá càng to thì lượng thủy ngân càng lớn. Cá to có xu hướng sống lâu hơn cá nhỏ nên lượng thủy ngân mà chúng hấp thu vào cơ thể cũng càng ngày càng nhiều.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?

Khi cơ thể bạn hấp thu methylmercury từ cá, methylmercury sẽ tới nhau thai.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một lượng lớn methylmercury tập trung trong thai kỳ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.

Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.

Các chuyên gia khoa học hiện vẫn chưa thống nhất bao nhiêu lượng thủy ngân hấp thu là có hại.

Nhưng tại sao chúng ta lại không thể dừng việc ăn cá lại?

Cá là một lựa chọn giàu dinh dưỡng nhất đặc biệt là trong thời gian mang thai. Lợi ích từ cá mang lại nhiều hơn là những độc hại.

Nếu phụ nữ mang thai dừng ăn cá vì sợ nhiễm độc thủy ngân thì thật sai lầm vì nếu thiếu cá, bạn đã để thai nhi chịu nhiều thiệt thòi, không được hấp thu những dinh dưỡng lành mạnh khác mà cá mang lại.

Sự phát triển của não bộ cần rất nhiều những axit béo lành mạnh được tìm thấy trong thịt cá.

Thực tế, những trẻ mà mẹ được ăn cá trong suốt thai kỳ thì có kỹ năng nhận thức và kỹ năng vận động trong độ tuổi 6 tháng tới 18 tháng tốt hơn rất nhiều so với những trẻ mà mẹ không ăn hoặc ít ăn cá.

Cũng dựa theo một vài nghiên cứu khoa học thì ăn cá trong thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa sinh non và sinh bé nhẹ cân.

Loại cá nào chứa thủy ngân cao?

Có các loại cá mà bà bầu và những bà mẹ cho con bú không nên ăn vì có thể chứa mức thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu…

Vậy nên ăn những loại nào?

Ăn nhiều loại khác nhau. Bạn nên ăn khoảng 12 ao xơ cá trong 1 tuần (1 ao xơ = 28.35 g). Những loại cá giàu chất béo tốt và ít thủy ngân như cá trích, cá hồi đốm đen, cá ngừ, cá mòi…

Cá được bắt ở địa phương thì sao?

Bạn nên dựa vào độ an toàn của nước trong hồ, sông, suối, ao nơi bạn sống.

Có thể ăn gì khác cá mà vẫn nhận được omega-3?

Những nguồn thực phẩm khác chứa omega-3 như dầu trong các loại hạt, quả óc chó, rau xanh, đậu đỗ, bí ngô, bông cải xanh, hoa lơ, quả đu đủ.

Và có rất nhiều thực phẩm làm cho omega-3 mạnh hơn như trứng, sữa, thức uống từ đậu nành, nước ép trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và bơ thực vật.

Về dầu cá thì sao?

Nhiều bà bầu lựa chọn việc sử dụng dầu cá thay vì ăn cá. Nhưng sử dụng dầu cá, bạn không thể hấp thụ được một số loại vitamin và dinh dưỡng khác có trong cá.

Theo EVA.VN