Anolyte có ''chữa'' được nhiễm khuẩn bệnh viện?
Xe++ - Ngày đăng : 12:35, 21/08/2003
không chỉ tác động đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nhân viên y tế. Để hạn chế độ ô nhiễm trong bệnh viện, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao - Viện Khoa học vật liệu đã nghiên cứu thành công và đang tiến hành khảo nghiệm một chế phẩm diệt khuẩn mới có tên gọi Anolyte.
Hiện nay, cả nước có 30% bệnh viện chưa có bộ phận tiệt khuẩn tập trung, các khoa phải tự xử lý và tiệt khuẩn dụng cụ của mình. Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong không khí ở các bệnh viện đều vượt quá giới hạn cho phép. Nhiều nơi bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh.
Qua phân lập vi khuẩn ở 32 trường hợp nhiễm khuẩn ở bệnh viện sau mổ có tới 47% số ca nhiễm trùng liên quan đến không khí.
Mới đây, Bộ Y tế đã tiến hành một cuộc điều tra, theo đó chỉ có 41% bệnh viện có khoa chống nhiễm khuẩn. Các loại nhiễm trùng thường gặp là nhiễm khuẩn đường hô hấp (42%), nhiễm khuẩn vết mổ (18%) và nhiễm khuẩn đường niệu (16%). Ở những bệnh nhân phải phẫu thuật, nguy cơ nhiễm khuẩn cao gấp 2,4 lần so với người được điều trị nội khoa.
Những con số trên cho thấy, nhiễm khuẩn bệnh viện đang ở mức báo động, dường như chưa có thuốc chữa?
Anolyte có khả năng khử trùng
Anolyte được tạo thành trong ngăn anốt của buồng phản ứng điện hóa có màng ngăn từ quá trình điện phân dung dịch muối loãng. Do những tác động lý hóa trong lớp tiếp xúc giữa điện cực và dung dịch, nhiều chất có hoạt tính khử trùng cao được tạo thành, trong đó có Anolyte. Anolyte trung tính với hàm lượng hoạt chất 300-500 mg clo/lít, là chất lỏng, không màu, có mùi clo nhẹ, không gây dị ứng.
Một lít dung dịch Anolyte có thể tiệt trùng 1m3 nước sinh hoạt đã được lọc trong có mức nhiễm khuẩn không quá 1.100 vi khuẩn E.Coli. Dung dịch Anolyte với hàm lượng clo hoạt tính 300 mg/l khi được pha trộn vào nước với tỷ lệ 1/1.000 sau thời gian 5 phút sẽ tiêu diệt trên 99,99% số lượng vi khuẩn, virus các chủng loại. Anolyte chống nhiễm khuẩn, lấy chéo trong bệnh viện như khử trùng phòng khám chữa bệnh, các dụng cụ y tế, xử lý bệnh phẩm, rửa tay bác sĩ̃ trước khi mổ, vệ sinh bệnh nhân...
Sau khi khảo nghiệm theo quy trình của Bộ Y tế, nghiên cứu trên đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) kết luận: Chế phẩm Anolyte có hiệu lực diệt khuẩn, có tác dụng diệt vi khuẩn Gram dương, Gram âm, trực khuẩn lao, vi khuẩn có nha bào và nấm sau 1 phút, 5 phút, 10 phút tiếp xúc. Không có mùi khó chịu, không gây dị ứng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chế phẩm này được dùng trong lĩnh vực y tế có tác dụng diệt khuẩn.
Anolyte chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam
Mặc dù đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết luận như vậy, song trên thực tế chỉ có một số bệnh viện sử dụng chế phẩm này để diệt khuẩn.
Theo TS. Nguyễn Hoài Châu, GĐ Trung tâm Phát triển công nghệ cao - Viện Khoa học vật liệu: ''Hiện nay, Anolyte chưa được các bệnh viện sử dụng rộng rãi để diệt khuẩn, trong khi nhiễm khuẩn ở tình trạng báo động. Một số bệnh viện đã dùng thử nghiệm như khoa nhiễm khuẩn BV Bạch Mai đã sử dụng Anolyte gần một năm nay, trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc, trung tâm y tế huyện Thái Thụy - Thái Bình... Điều đáng nói là các tuyến dưới sử dụng nhiều trong khi bệnh viện tuyến trên lại không sử dụng''.
Cũng theo TS. Nguyễn Hoài Châu, một chiếc máy Anolyte giá dao động 25-100 triệu (tùy từng loại to hay nhỏ). Sử dụng quy trình này giá dung dịch khá rẻ 50 đồng/lít. Chỉ tính riêng Khoa Nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai cần đến 300 lít/ngày. Cả BV sẽ cần 2.000 lít/ngày, tính ra giá thành chỉ 100.000 đồng/ngày mà có thể diệt khuẩn tốt. Hiện BV Bạch Mai đang sử dụng hai chiếc máy lớn (100 triệu đồng/chiếc).
Trong khi ở Việt
Với những minh chứng trên, Anolyte có khả năng phòng ngừa nguy cơ ''lây chéo'' của nhiều bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến trên. Dung dịch Anolyte dễ sản xuất và giá thành khá rẻ, trong khi các loại hoá chất khử trùng khác đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều. Trước khi đưa vào sử dụng đại trà, Bộ Y tế nên tổ chức kiểm tra, đánh giá và cho sử dụng khi đủ độ tin cậy.
Theo VietNamNet