Hề chèo nay còn đâu?

Văn hóa - Ngày đăng : 16:01, 29/07/2009

(HNMO)- Hàng trăm năm qua, hình ảnh của anh Hề không thể thiếu trong bất cứ tích chèo nào, với nhiều góc cạnh hài hước, giễu, nhại, cạnh khóe khác nhau gây được sự hứng thú và bất ngờ đối với người xem. Ai đó nói chèo mà không có hề thì gọi là chèo”một chân” cũng chẳng sai.

(HNMO)- Hàng trăm năm qua, hình ảnh của anh Hề không thể thiếu trong bất cứ tích chèo nào, với nhiều góc cạnh hài hước, giễu, nhại, cạnh khóe khác nhau gây được sự hứng thú và bất ngờ đối với người xem. Ai đó nói chèo mà không có hề thì gọi là chèo”một chân” cũng chẳng sai. Bởi nhiều khi, tích chèo đã trở nên quen thuộc, nhưng người xem bao giờ cũng bị hấp dẫn bởi nghệ thuật diễn tung hứng tươi mới của những nghệ sĩ đóng hề, vì anh ta được phép ”chọc ngoáy”tuỳ hứng với từng tình huống xảy ra trong đêm diễn.


                      Nghệ sỹ Xuân Hinh trong vai hề chèo "Cu sứt"

Lâu nay, những vai hề cùng tiếng cười đã châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội một cách sâu cay, thông qua những lời ví von dí dỏm, bóng gió gây những chi tiết đột biến làm cho khán giả vui thú trong tiếng cười và tự rút ra những bài học răn mình một cách tự nhiên. Đặc biệt, tiếng cười giễu cợt, khích bác của hề chèo trong nhiều vở còn thể hiện trí tuệ, tinh thần đấu tranh của người dân đối với các tầng lớp quan lại, cường quyền thời phong kiến xa xưa.

Có thể nói, hề chèo là một di sản phi vật thể vô giá của nghệ thuật chèo truyền thống và đã được phát huy với nhiều màu sắc khác nhau trong các vở chèo mới. Nhưng, thật tiếc đội ngũ hề chèo ngày một ít qua mỗi thời kỳ. Xem ra đây là những gương mặt hiếm hoi của làng cười nước ta.

Xuân Hinh không phải là duy nhất

Không, đâu chỉ có một hề chèo Xuân Hinh. Người xem hẳn còn nhớ đến cố nghệ sĩ Mạnh Tuấn, một danh hề của Nhà hát chèo Việt Nam và là ngườithầy dậy “cười” cho Xuân Hinh. Cùng học với Xuân Hinh còn có Quốc Trượng và Minh Kha. Sinh thời, nghệ sĩ Mạnh Tuấn thường tâm sự rằng, tất cả những trò diễn hề chèo như “Cu sứt”, “Thầy bói”, “Phù thủy”… ông đều học ở các cụ Năm Ngũ, Tứ Liên. Mà nghe nói nghệ sĩ Năm ngũ còn được phong là "Vua hề", còn Tứ Liên nổi tiếng với chất triết lý tiếng cười trong hề chèo nên đã được mệnh danh là "Trạng hề" trong các vở chèo cổ. Đến nay, nối nghiệp hề chèo và thật sự nổi danh đúng là chỉ còn Xuân Hinh và Quốc Trượng. Tuy học một thầy, cùng khổ luyện, nhưng mỗi người lại có một phong cách nghệ thuậtriêng và phù hợp với các loại hề chèo khác nhau.                      

Sau này, khi về đoàn chèo Tổng cục hậu cần, NSƯT Quốc Trượng còn có công đào tạo được các gương mặt hề chèo mới có nhiều triển vọng như Tự Long và Xuân Nghĩa. Mặc dù được đào tạo các vai kép nền trong trường học, nhưng khi Tự Long về đoàn đã được Quốc Trượng “bẻ ghi” sang một đường ray nghệ thuật mới, đó là hề chèo. Và thật may, sẵn máu cù khán giả, Tự Long nhanh chóng đứng vào hàng ngũ diễn viên hoạt kê, bắt đầu từ vở "Bác sĩ hoa súng", rồi anh liên tục có mặt trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần", "Gặp nhau cuối năm" trong các vai ông Công, ông Táo… Tự Long có bạn diễn khá ăn ý đó là Xuân Bắc, một diễn viên kịch nói, và tạo nên một cặp bài trùng gây cười rất hồn nhiên.

Còn Xuân Nghĩa, cũng nhanh chóng trở thành gương mặt cười mới của đoàn chèo Tổng cục hậu cần và trở thành bạn diễn hợp “cạ” với Quốc Trượng trong nhiều vở chèo. Kể chuyện về người thầy của mình, Xuân Nghĩa nhớ lại một ký ức khó quên, đó là cảmh diễn trong vai “Hềque”, theo quan khâm sai, phải đánh tên “Hề béo” do Quốc Trượng đóng.

Theo đúng lời thầy dặn, Xuân Nghĩa tát thật và “hơi bị” mạnh, làm văng cả hàm răng giả của Quốc Trượng. Ngay lập tức, theo bản năng thích ứng, Quốc Trượng ôm má, nói léo nhéo đôi nhời, rồi diễn ngay cảnh đi tìm hàm răng giả. Khán giả cười như pháo nổ và vỗ tay tưởng đó là cảnh diễn thật có trong kịch bản. Xuân Nghĩa coi đó là một bài học về ứng xử tức thời khi có tình huống bất thường xảy ra trên sân khấu...

Riêng Xuân Hinh khi được về nhà hát chèo Hà Nội, ngay lập tức trở thành một gương mặt sáng giá, nổi đình đám trong nhiều đêm diễn. Xuân Hinh vào vai rất ngọt với loạt hề áo ngắn như hề gậy, hề mồi… Đặc biệt, giọng hát Xuân Hinh có sức ám ảnh lạ kỳ. Sức sáng tạo của Xuân Hinh rất đa dạng. Anh có tài ứng biến và diễn "cương" khá thông minh và bất ngờ tạo nên sức thanh xuân cho vai diễn gây được sự hào hứng cho bạn diễn và lôi cuốn người xem.


                     Xuân Hinh trong tiểu phẩm "Người ngựa, ngựa người"

Cùng với các hề chèo trẻ, người xem còn ghi nhận được một gương mặt khác trong làng cười, đó là nghệ sĩ chèo Hải Điệp (Nhà hát chèo Việt Nam). Tuy không được đào tạo cơ bản, nhưng nghệ sĩ Hải Điệp đã tự học và trở thành một hề chèo nổi tiếng của nhà hát. Người xem còn nhớ đến ông qua các phim "Chuyện nhà ông Mộc" và có thời ông liên tục xuất hiện cùng Quang Thắng trọng các tiết mục của chương trình "ở nhà chủ nhật"… Rồi nữa, người xem còn biết tới các hề chèo tay ngang như Quốc Anh, Thu Huyền, Thu Hằng... xuất hiện trong các trích đoạn chèo trên sân khấu CLB, hoặc trong các album hài bán ở thị trường. Nhưng xem ra đội ngũ hề chèo ngày một hiếm hoi trong vài thập kỷ nay bởi sự lôi cuốn của thị trường đã làm các bộ môn nghệ thuật truyền thống lúng túng, yếu ớt trong hoạt động biểu diễn.

Hề chèo đi kinh doanh

Có lẽ cũng bắt đầu từ Xuân Hinh. Anh quả là một hề chèo đặc biệt, mở đầu cho sự tiếp thị và làm ăn phát đạt với thị trường bằng tài năng của mình. Đây cũng chẳng phải là điều gì khó hiểu? Thực ra ít người biết Xuân Hinh đã từng đi buôn chó kiếm tiền ăn học thành tài. Miếng cơm manh áo mà. Trong khi các đơn vị nghệ thuật chèo truyền thống đều thu mình trước làn sóng thị trường, đời sống nghệ sĩ nói chung đều eo hẹp, thì Xuân Hinh với lợi thế của mình đã bắt kịp với nhịp sống sôi động mới. Có thể nói nhiều tết nay không ai không thích xem các CD hài của Xuân Hinh. Nhưng có lẽ cùng bắt đầu từ đây bóng dáng của một "Cu sứt" xa xưa, một tiết mục nổi tiếng của anh một thời, dần dần phai nhạt bởi những bộ vét, áo phông, quần lửng... được khoác lên người nghệ sĩ này. Nào "Xuân Hinh đi hát Karaoke", "Xuân Hinh đi hỏi vợ", "Xuân Hinh - Một ngày ở trần gian"...Và ít nghệ sĩ được mời chào như Xuân Hinh. Anh hát ở mọi nơi, kể cả động thổ, mừng thọ, lễ mừng dựng tượng cũng hát.Thế cũng là quá giỏi trong thời buổi này. Vì tiền ư? Cũng chả thể trách được anhNhưng quả là trên thực tế, chỉ vì đồng tiền, đôi khi với cách diễnbiến báo khó lường trong lời thoại hay quá phóng dụ mà anh bị lố, chạy theo chủ nghĩa tự nhiên.

Sau này nhiều nghệ sĩ hài cũng làm theo các chương trình băng đĩa gây cười vào những vụ mùa cuối năm. Các đĩa ra liên tục và cạnh tranh nhau mặc dù chất lượng các tiết mục còn yếunhư "Râu quặp", "Thầy dởm", "Lên voi", "Cưới vợ trên xe", "Tửu sắc", "Tiền ơi", "Cười vui như tết"…Bên cạnh đó, các nghệ sĩ khác cũng chẳng thể gắn bó với sàn diễn chèo mà đều nhảy sang các hình loạibiểu diễn nghệ thuật không thuộc sở trường của mình. Các hề chèo như Hải Diệp, Quốc Trượng, Xuân Nghĩa, Quốc Anh... đều xuất hiện ở các chương trình truyền hình hoặc các băng đĩa hài hước kiếm ăn. Các nghệsĩ hề chèo đã bỏ rơi các hình tượng đáng yêu ngày nào mà họ vẫn say sưa nâng niu một thuở. Thi thoảng, trong các tiết mục hài, có người đã cố hát một câu chèo cho phong phú tiết mục và để đỡ nhớ mà thôi. Dường như mươi năm qua, hề chèo đã bị phai nhạt, mất dần trong ký ức người xem.


                                      Nghệ sỹ chèo Quốc Anh

Đừng để hề chèo rơi trong quên lãng

Tất nhiên, không thể tách hề chèo ra thành một bộ môn độc lập, thoát khỏi nghệ thuật hát chèo nói chung, nhưng các trích đoạn có nội dung hàm chứa những ý tưởng, trong đó gắn với hề chèo quả là hết sức phong phú và có thể nói đó là mộtkho tàng cần phải lưu giữ, bảo tồn lâu dài. Bởi lẽ đây là những hình tượng mẫu để từ đó các nghệ sĩ vận dụng sáng tạo trong các nhân vật hề mới trong các vở chèo hiện đại, thậm chí có thể vận dụng vào các loại hình nghệ thuật khác.

Trong thực tế, cũng có những trích đoạn hề chèo mẫu đã ghi hình, nhưng chỉ để kinh doanh, nên chương trình được chọn lọc nghiêng về tính thị trường, nên còn thiếu nhiều tiết mục khác có giá trị nghệ thuật. Và tất nhiên đội ngũ diễn viên thuộc hạng hề chèo thật sự hiện cũng không có bao nhiêu nên việc lưu trữ còn nhiều khó khăn. Ngay kể cả những nhân vật được sáng tạo trước đây của NSƯT Mạnh Tuấn như Cụ Măng, Sư cụ, Thầy bói, Hề Thìn (trong vở Tấm Cám),Hề Ngự (trong vở Lọ nước thần)...nếu có điều kiện cũng gắng sưu tầm lại để làm bài mẫu. Nên chăng, cần có một tổ chức tập hợp các nghệ sĩ hề chèo hiện nay,đóng lại tất cảnhững vai hề chèo cổ và mới, từ xưa đến nay, để gìn giữ và làm giáo trình “sống” cho các nghệ sĩ trẻ tạo nguồn hứng khởi và có nguồn gốc để sáng tạo cho những nhân vật hề trong tương lai. Như ta đã biết, điển hình là Hề Hoạn, trong bộ ba chèo “Bài ca giữ nước” của Tào Mạt, đã được phát triển từ những mẫu hề chèo cổ. NSUT Ngọc viễn đã nổi lên như một ngôi sao, cách đây hơn 20 năm, khi đóng vai Hề Hoạn, một số phận đầy bi hài của cuộc đời nghệ sĩ. Đây là một hình tượng mẫu mực được dư luận đánh giá cao về sự kế thừa vốn nghệ thuật chèo cổ.

Vẫn biết, việc bảo tồn gìn giữ phát triển các bộ môn nghệ thuật truyền thống là một quá trình đầy cam go, nhưng riêng hề chèo có thể coi là một loại hình sân khấu đặc biệt, có tính nhạy cảm và dễ bắt nhịp với những diễn biến thời sự và những sự kiện đời thường của cuộc sống. Những nhân vật Hề chèo là sản phẩm mỹ học sống động của một quá trình sáng tạo nghệ thuật lâu dài trên sân khấu của ông cha ta, đem lại những giá trị tinh thần độc đáo, trong thưởng thức nghệ thuật cộng đồng. Và thật tiếc nếu để những hình ảnh của những nghệ sĩ hề chèo bị rơitrong lãng quên.

Vương Tâm

TUYETMINH