Lá cờ đêm ấy ai treo ?
Xã hội - Ngày đăng : 07:35, 22/09/2008
Đại tá PGS-TS Nguyễn Thuận, người kể chuyện.
Trung đội 52 thuộc tiểu đoàn 444 trung đoàn Công binh 151 tăng cường cho trung đoàn Thủ đô được giao khôi phục lại đoạn cột cờ ấy. Nhận nhiệm vụ, trung đội trưởng Phạm Gia Công hình dung ra ngay những việc phải làm, cắt đặt một “kịch bản” rất hoàn chỉnh, khiến ai cũng nghĩ rằng anh biết vàkhảo sát trước địa hình. Nhưng không phải như vậy: Công là người Hà Nội gốc, rất quen thuộc khu vực này từ trước ngày toàn quốc kháng chiến. Anh cho một tiểu đội do trung đội phó Nguyễn Văn Đại chỉ huy, tới ga Hàng Cỏ nhờ công nhân làm chiếc cột cờ bằng thép ống đường kính 9 - 10 cm, dài 12 mét, hàn sẵn thanh kẹp pu - li chạy cáp ở một đầu cột, cùng 50-60 mét dây cáp kéo cờ và dây thép buộc.Hai tiểu đội còn lại do Công chỉ huy, đến tháp cột cờtìm giải pháp kéo cột cờ lên đỉnh. Thời gian ấn định:đêm mồng 9dựng lại cột, kéo cờ thử, rồi hạ xuống, sẵn sàng vào 15 giờ 30 ngày hôm sau, Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, trung đoàn trưởng trung đoàn Thủ đô, sẽ kéo cờ Tổ quốc chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.
Tất cả trung đội từ chỉ huy đến chiến sĩ đều hào hứng. Công nhân hỏa xa ga Hàng Cỏ giúp đỡ tận tình. Ngoài cột cờ, dây cáp, thép buộc, họ còn chuẩn bị cả dây chão kéo cột, kìm, búa, cho một xe goòng kéo taytheo đường sắt chở cả về Cửa
Sau ba tiếng đồng hồ đánh vật trong đêm tối, cột cờ đã được dựng xong. Trung đội phó Nguyễn Văn Đại, chàng sinh viên ra đi 8 năm trước khoát tay nhẹ, cười khe khẽ, và cất tiếng hát: Cất bước ra đi chiều năm xưa, dậm dài kháng chiến quên ngày về, bụi đường trường chinh pha mái tóc... ”rồi đến“Năm cửa ô đón chờ đoàn quân tiến về ... Hà Nội sương sớm long lanh.Chúng ta ươm lại hoa...”.
10 giờ đêm đó, tiểu đoàn trưởng công binh 444 Nguyễn Sanh Dạn cho chuyển đến chiếc sọt tre đựng lá cờ, dễ dài tới 9 mét, nghe nói mang từ Đại Từ - Thái Nguyên về. Đỉnh tháp chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho 4 người trẻ khỏe nhất là Trần Văn Giai, Trần Điển,Nguyễn Văn Phiêu và Nguyễn Thuận đứng gá cờ vào dây cáp, kéo thử.Gió lộng, họ vừa kéo vừa nghe ngóng, cho tới khi cờ mở tung hết ra mới cảm nhận nó đang phần phật bay trong bầu trời rộng mở.Gió từ Cửa Bắc thổi về phía Cửa
Nửa giờ nghỉ ngơi và ngắm, xem cột chịu được không ?Yên tâm rồi, chắc lắm. 12 giờ đêm, Công ra lệnh hạ cờ. Bỗng gió giật mạnh làm lá cờ tung lên, tụt xuống khoảng một mét rồi mắc lại, dây cáp bật ra ngoài rãnh pu - li và kẹt lại. Giờ thì kéo lên không được, hạ xuống cũng không xong. Mọi người nhìn nhau hoảng hốt, nặng trĩu. Tin đến ủy ban quân quản, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ ra lệnh “ Bằng mọi giá đưa được lá cờ lên đỉnh cột ngay trong đêm, rồi cố định lại không hạ xuống nữa”. Điều đó cónghĩalà“hy sinh” kịch bản kéo cờ lúc 15 giờ 30 ngày 10 - 10 của Anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
Gió thổi nửa đêm về sáng mỗi lúc một mạnh.Lá cờ ở độ cao 11 mét kể từ mái ngói đỉnh tháp hoặc 44,4 mét kể từ mặt đất kéo căng dây cáp thật khó khống chế.Đang bí thì Trần Văn Giai đề nghị cho anh trèo lên nâng dây cáp vào pu - li. “Tôi cầm tinh con khỉ, quê ở Hậu Lộc - Thanh Hóa, từ nhỏ chuyên bẻ cau thuê, đu từ cây này sang cây kia không cần xuống đất...”.
Không dây an toàn, Giai leo lên cột thép cao tương đương với ngôi nhà 15 tầng. Không ai dám nói chắc hoặc ngờ vực, còn cách nào khác ít uy hiểm hơn đâu. Công vội phân công Phiêu và Thuận đứng dưới giữ cột vừa phòng đỡ, nếu Giai ngã. Bầu trời lồng lộng, từ dưới nhìn lên anh Giai như một con nhái bén. Cờ bay kéo dây cáp căng như dây lèo cột buồm.Cứ thấy anh huơ tay chỉnh dây cáp và hét vọng xuống “thả” - “kéo” - “thả” - “kéo”. Một giờ trôi qua, người ở dưới không dám hỏi. Thuận và Phiêu cứ ngửa mặt lên chực hứng đỡ cái thời khắc… rủi ro. Thế mà đã mỏi, đã chờn chợn. Rồi một giờ nữa trôi qua, bỗng Giai hét lên: “Được rồi. Kéo!” Rồi: “Dừng và giữ chặt!”.Rồi Giai tụt xuống từng đoạn một. Cách đầuThuận và Phiêu chừng một mét, xoắn xong nút dây cuối cùng, anhkiệt sức rơi tụt xuống đôi vòng tay đồng đội, ngất lịm.Lúc ấy là 4 giờ sáng ngày mồng 10 tháng 10 năm 1954...
Người kể với tôi chuyện này là Đại tá PGS - TS.Nguyễn Thuận, một trong bốn người của Trung đội 52 đứng trên đỉnh tháp cột cờ ngày ấy, đã đỡ anh Trần Văn Giai “huyền thoại” ngất xỉu rơi xuống. Ông nguyên là chủ nhiệm bộ môn Xây dựng Công trình Quốc phòng Học viện Kỹ thuật quân sự, chủ trì nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu thời chống Mỹ, bảo vệ biên giới phía Bắc và Trường Sa. Giờ, ở tuổi 74, ông còn xúc động khi kể lại.
-Bí hiểm thế đấy. Trần Văn Giai đúng là đã làm nên một huyền thoại. Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao giải thích nổi, sao anh ấy không ngã xỉu ngay sau khi đưa được dây cáp lên pu – li, khi anh ấy đã hét lên “được rồi” ?Mà lại là chỉ sau khi đã cột nốt nuộc dây cuối cùng cố định chắc chắn hoàn toàn lá cờ vào cột thép,mới kiệt hẳn, buông tay...
Tôi nghe ông Thuận kể chuyện trong vườn hoa Lê-nin, trước mặt là ngọn cờ phần phật bay trên đỉnh ngọn tháp vững vàng, in thắm trên bầu trời thu xanh. Một “huyền thoại bí mật” đã được “trở lại” với đời thường, rất đáng được biết đến.
Khiếu Quang Bảo