Năm điều cần biết về bài test IQ
Sản phẩm dịch vụ - Ngày đăng : 12:04, 29/11/2022
1. Giới thiệu về chỉ số IQ
IQ là viết tắt của cụm từ "Intelligent Quotient” trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số thông minh. Là một khái niệm được đưa ra vào cuối thế kỷ XIX bởi nhà khoa học Francis Galton, người Anh.
Chỉ số IQ là một loại chỉ số đo lường dùng để xác định giá trị thông minh và khả năng nhận thức của con người. Những người có chỉ số IQ cao thường có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin trong thời gian ngắn hơn, ở một mức độ sâu sắc hơn so với những người có chỉ số IQ khiêm tốn.
2. Bài test IQ là gì?
Có nhiều cách tính chỉ số IQ, nhưng cách thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng các bài test IQ. Bài test IQ là bài đánh giá đo lường một loạt các khả năng nhận thức và cung cấp điểm số nhằm mục đích đánh giá khả năng và tiềm năng trí tuệ của một cá nhân. Các bài test này là một trong những bài kiểm tra tâm lý được thực hiện phổ biến nhất.
Thông thường, những bài kiểm tra IQ cơ bản được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế (Culture Fair IQ Test), bao gồm các câu hỏi 100% hình ảnh, mang tính cá nhân hóa, hạn chế những điểm đặc trưng của các nền văn hóa, giáo dục.
Bài test sẽ được thiết kế gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm, sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Nhiệm vụ của bạn là suy nghĩ và hoàn thành 26 câu hỏi này trong thời gian không quá 24 phút. Sau khi trả lời được hết tất cả các câu hỏi, đáp án sẽ kiểm tra thông qua hệ thống và bạn sẽ nhận được ngay kết quả chỉ số IQ của mình.
3. Các loại bài test IQ được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Hiện nay, các nhà tâm lý học đã tạo ra rất nhiều những bài Test IQ có nội dung khác nhau. Điều này giúp việc đánh giá từng đối tượng có độ tuổi, giới tính khác nhau sẽ dễ dàng và chính xác hơn.
Một số bài kiểm tra trí thông minh thường được sử dụng bao gồm:
- Hệ thống đánh giá nhận thức.
- Kaufman Assessment Battery cho trẻ em.
- Thang đo trí tuệ Stanford-Binet.
- Kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ phổ quát.
- Thang đo trí thông minh người lớn Wechsler.
- Thang đo trí tuệ Wechsler cho trẻ em.
- Kiểm tra khả năng nhận thức của Woodcock-Johnson.
4. Mức đánh giá của bài test IQ
Vào thời điểm chỉ số IQ ra đời, nhà tâm lý học William Stern đã xác định cách tính của chỉ số này sẽ hiển thị bằng công thức (Tuổi trí tuệ/tuổi sinh lý) x 100. Dựa theo công thức tính của William Stern và kết hợp với độ lệch chuẩn là 15, chỉ số IQ sẽ được chia thành 4 mức phổ biến sau:
- Mức thấp: Tương đương với chỉ số IQ từ 70 trở xuống (chiếm khoảng 2% dân số thế giới). Những người thuộc mức này được xem là dấu hiệu của người chậm phát triển trí tuệ.
- Mức phổ biến: Tương đương với chỉ số IQ từ 85 đến 115 (chiếm khoảng 2/3 dân số thế giới). Trí tuệ bình thường.
- Mức cao: Tương đương với chỉ số IQ từ 130 đến 145 (chiếm khoảng 2% dân số thế giới). Những người thuộc mức này thường rất thông minh.
- Mức thiên tài: Tương đương với chỉ số IQ trên 145 (chỉ chiếm 0,1% dân số thế giới). Những người thuộc mức này được đánh giá rất xuất chúng và là thiên tài trong một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó.
5. Vì sao cần làm test IQ?
Với mỗi người, việc làm bài test IQ sẽ có ý nghĩa và mục đích khác nhau. Khi làm bài test IQ, bạn có thể dễ dàng xác định chính xác chỉ số IQ cũng như khả năng và giới hạn mà bản thân bạn có thể đạt đến. Từ đó, bạn sẽ có động lực để phát triển bản thân vượt qua được giới hạn đó và tiến đến thành công mà bạn mong muốn.
Bên cạnh đó, bài test IQ này còn có những mục đích khác có ý nghĩa lớn lao hơn mà bạn có thể chưa biết như:
- Phục vụ cho quá trình định hướng giảng dạy trong chương trình giáo dục đặc biệt.
- Hỗ trợ xác định năng lực tư duy của cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
- Định hướng giáo dục phù hợp cho trẻ nhỏ.
- Xác định mức độ phù hợp của mỗi ứng viên với vị trí công việc đang tuyển dụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về test IQ mà bạn có thể tham khảo. Nếu đang tìm hiểu và quan tâm đến các bài trắc nghiệm IQ, bạn có thể truy cập vào website https://testiq.vn/kiem-tra-iq.html để làm bài test và nhận kết quả ngay nhé!