Dệt may Việt Nam xưa và nay

Văn hóa - Ngày đăng : 08:22, 20/02/2007

Ươm tơ, dệt lụa không chỉ là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam từ xa xưa, mà ngày nay còn phát triển thành một ngành công nghiệp dệt may, góp phần quan trọng kinh tế của đất nước.

Ươm tơ, dệt lụa không chỉ là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam từ xa xưa, mà ngày nay còn phát triển thành một ngành công nghiệp dệt may, góp phần quan trọng kinh tế của đất nước.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 1.000 nhà máy dệt- may, thu hút khỏang 2 triệu lao độ ng, chiếm đến 22% trong tổng số lao động trong toà n ngành công nghiệp. Sản phẩm dệt may Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu công nghiệp chủ lực, đ ứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu với gần 6 tỷ USD trong năm 2006.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những làng nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam có thời hưng thịnh, có lúc khó khăn, nhưng vẫn phát triển và đã đ úc kết được những kinh nghiệm quý báu. Những đôi bà n tay khéo léo của nhiều thế hệ nghệ n hân đã tạo những mặt hàng nổi tiếng và những làng nghề nổi tiếng như lụa Vạn Phúc (Hà Đ ông), lụa Tân Châu (An Giang), đũi Nam Cao (Thái Bình), sa tanh (Nam Định), thổ cẩm Mai Châu (Hoà Bình), Sa Pa (Lào Cai)...cùng hàng trăm làng nghề dệt lụa khác trải dài trên khắp các địa phương trong cả nước. Những sản phẩm tơ lụa thủ công truyền thống của Việt Nam đã từng có mặt trên con đường tơ lụa chạy dài từ châu Á qua châu Âu.

Một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng là làng Vạn Phúc- một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và có tiếng của Việt Nam với sản phẩm chính là lụa tơ tằm. Cụ Đoà n Hồng Thụ - một nghệ nhân dệt lụa của làng cho biết, lụa vạn phúc không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở các làng khác, bởi chất liệu mềm mại và đ ộ tinh xảo trong từng đường tơ, từng họa tiết trang trí. Vì vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, mà còn xuất khẩu sang thị trường các quốc gia ở châu Âu, châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Nam Định cũng được xem là cái nôi của ngành dệt Việt Nam, từ những làng nghề truyền thống từng "vang bóng một thời" như Phương Đ ịnh, Cự Trữ, Dịch Diệp đã phát triển thành một "thành phố dệt". Hiện các sản phẩm của các làn g nghề của Nam Định mang thương hiệu "dệt may Sơn Nam" đã có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...

Sản phẩm dệt may của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu người tiê u dùng trong nước với cái tên như Việt Tiến, May 10, Phước Thịnh, Dệt may Hà NộI…hay quen thộc hơn vớI giớI trẻ như chuỗI cửa hàng của Nino Max, Foci…mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhất là các thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

TTXVN

HONGHAI