Cờ Lủ có nghề thợ ngõa

Xã hội - Ngày đăng : 08:21, 07/01/2007

Cũng là Lủ, nhưng không phải cái làng quê cụ Nguyễn Siêu đã quá nổi tiếng ở Thanh Trì cũ, nay thuộc quận Hoàng Mai. Mà đây là làng nghề thuộc xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, nay chia ra thành Lủ Thượng, Lủ Hạ, Lủ Trung, tức là ba làng Kim Thượng, Kim Trung và Kim Hạ. Nghề đây là nghề thợ nề, còn có cách gọi là thợ ngõa.

Đôi tay tài hoa của người làng Lủ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản kiến trúc văn hóa của dân tộc, trong đó có các di tích ở cố đô Huế.nh: Nguyệt Ánh

Cũng là Lủ, nhưng không phải cái làng quê cụ Nguyễn Siêu đã quá nổi tiếng ở Thanh Trì cũ, nay thuộc quận Hoàng Mai. Mà đây là làng nghề thuộc xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, nay chia ra thành Lủ Thượng, Lủ Hạ, Lủ Trung, tức là ba làng Kim Thượng, Kim Trung và Kim Hạ. Nghề đây là nghề thợ nề, còn có cách gọi là thợ ngõa.

Tên làng Lủ hay Cờ Lủ đã có từ ngàn xưa, sau nhà Đông Hán (25 năm sau công nguyên) đi thống kê nhân khẩu để quản lý dân theo kiểu bên Tàu thì đặt tên mới là Kim Lũ cho đến ngày nay.

Truyền rằng, từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, khi con người biết đốt gạch nung vôi thì nghề thợ ngõa đã xuất hiện ở làng Cờ Lủ. Thời phong kiến, các triều đại vua chúa đều độc tôn nghề cải đắp Long - Ly - Quy - Phượng, Thông - Trúc - Cúc - Mai cho các công trình nhà cửa, đền miếu cung đình của người làng Cờ Lủ. Ngay thời Đông Hán (Trung Quốc) thì người Kim Lũ đã bị tuyển đi xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh). Đời vua Đinh Tiên Hoàng cho người về Lủ tuyển thợ xây dựng kinh đô Hoa Lư. Các đời Lý - Trần - Lê đều vời đến tay thợ của Kim Lũ về Thăng Long xây dựng để tạo dáng vẻ linh thiêng, huyền bí cho nơi ở của đấng quân vương đứng đầu thiên hạ. Đến triều Tây Sơn, nhà Nguyễn, kinh thành dời vào Thuận Hóa, thợ ngõa làng Lủ lại theo vào để cất nên đền tạ, lâu đài.

Tóm lại, các đời vua chúa phong kiến đều cần đến những đôi tay tài hoa của người làng Lủ. Họ có đội thợ thường trực ở Hoàng cung để sửa chữa, xây dựng lâu đài, cung điện. Những nơi xa, đông thợ thì anh làng Lủ luôn đứng đầu đảm trách khâu kỹ thuật.

Các di tích Hoa Lư (Ninh Bình) cũng có sự tham gia tu sửa của nhiều thợ ngõa Cờ Lủ. Ảnh: PA

Lịch sử còn ghi lại đời nhà Minh (Trung Quốc), năm 1418, Minh Thành tổ rời kinh đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh, Thứ sử Châu Giao là Hoàng Phúc bắt rất nhiều thợ nước Nam sang lao dịch. Đội thợ Kim Lũ cũng có mặt cùng “tổng công trình sư” Nguyễn An xây dựng kinh đô Bắc Kinh, trong đó có những di sản văn hóa cực kỳ vĩ đại như Thiên An Môn và Đàn Nam Giao 9 tầng tế trời đất. Chính phủ Trung Quốcnăm 1999 đã khẳng định, đại ý “bảo tồn di sản kiến trúc văn hóa quý báu này là bảo tồn một công trình kiến trúc gắn với mối tình hữu nghị Trung - Việt đã có từ lâu đời...”.

Nhiều thợ ngõa Cờ Lủ có công lớn được các đời vua ghi nhận công lao và cấp bổng lộc, có sắc phong chức tước hẳn hoi. Tuychiến tranh tàn phá, mất mát không ít, nay nhiều gia đình còn lưu giữ được kỷ vật của ông cha và tổ tiên để lại.

Cụ Bùi Đình Khái sống thời vua Lê Hiển Tông, ngày 26-2 năm Cảnh Hưng thứ 44 được vua ban bổng lộc rất hậu kèm đạo sắc ghi cụ là đội trưởng đội xây dựng và bảo vệ kinh thành, phong chức Phấn lực tướng quân, Tráng sỹ bách hộ chức. Ngày 26-11 năm Cảnh Hưng thứ 44, vua lại ban đạo sắc thứ hai phong chức Kim tráng sỹ, Thiết kỵ úy, Thiên hộ chức trung liệt. Ngày nay, gia đình con cháu cụ là ông Bùi Đình Nhỏ vẫn giữ nguyên. Thời Hậu Lê còn cụ Nguyễn Tư Nhuận, làm đến Biện lại cũng là nhờ đôi tay với chiếc bay, dàn giáo.

Sang thời nhà Nguyễn, cụ nguyễn Văn Biện thời Thành Thái có công lao lớn về xây dựng cung điện cho triều đình, vua phong chức Biện lại. Cụ Dương Văn Cửu thời Minh Mạng được vua phong hàm Cửu Phẩm rồi Thất Phẩm, mộ của cụ ở Huế vẫn còn ghi rõ công lao xây dựng kinh thành xưa. Hậu duệ cụ, ông Dương Văn Bình còn giữ được đôi câu đối vua ban:

Nê ngõa phàm tài công nghệ quỹ

Phẩm hàm ba cổn Đế đình bao

(Tạm dịch: nghề thợ ngõa rất quý, hoàng đế ban phẩm hàm chức tước cho)

Nghề thợ nề, sửa sang nhà cửa, trùng tu các công trình di tích đã ăn sâu vào máu thịt của người dân Kim Lũ, đến nay ai cũng làm được. Đoàn thợ của các cụ Dương Văn Khuyên, Dương Văn Tùy, Nguyễn Văn Khoa... thường được Nhà nước mời đi tôn tạo các di tích ở Hoa Lư, Huế, Ninh Bình... Ngày thường, Kim Lũ có hàng trăm thợ ăn cơm dựng nhà cho thiên hạ, rất có uy tín.

Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng giêng, dân Kim Lũ làm lễ tế Tổ. Đây là dịp để nhớ ngày vua phong chức tước và ban thưởng cho cụ tổ làng nghề được thờ riêng một ngôi đền, trên cửa có ba chữ đạitự “Khải tất tiên” (câu trong sách Luận ngữ “khắc sương quyết hậu hữu khải tất tiên” nghĩa là bách nghệ trên đời này đều cần phải có người đi trước dạy dỗ cho người sau mới làm được). Trong đền có câu đối của Đệ nhất quận công Lê Triều Nguyễn Duy Hiền:

Xuyên tạc trí phi tư, Xuất bách công chi thượng.

Huân Đào công thậm đại. Tại vạn thế chi trường.

(nghề thợ ngõa rất cao quý, công lao rất to lớn để lại cho muôn đời sau).

Nhắc tới một nghề rất phổ biến hiện nay có lịch sử xa xưa từ một làng quê ở Sóc Sơn, ta càng thêm yêu quý Thủ đô ngàn năm văn hiến với biết bao truyền thống.

Nguyễn Toàn

ANHTHU