Dùng thảo mộc chăm sóc tóc và da đầu
Xã hội - Ngày đăng : 09:17, 01/01/2007
Hương nhu: (Ocimum gratissimum L.) có chứa tinh dầu hương nhu 0,6-0,8% trong đó chủ yếu là Eugenol, ete metylic của eugenol... Theo Đông y, hương nhu có tác dụng thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Kinh nghiệm dân gian vẫn dùng hương nhu chữa trẻ em chậm mọc tóc.
Tang bạch bì: còn gọi là cây dâu tằm (Morus alba L.), dân gian thường dùngđể chữa rụng tóc, làm chặt chân tóc, làm mọc tóc, đen tóc.
Bồ kết: (Gleditschia australis Hemsl),trái bồ kết có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, thông khiếu. Dân gian dùng bồ kết chữa trẻ em bị chốc đầu, hoặc đun chung với các loại thảo mộc khác như hương nhu, cỏ ngũ sắc, cỏ mầm trầu, lá bưởi... để gội đầu giúp sạch gầu, làm mượt và dày tóc.
Cây ngũ sắc: tên dân gian là cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) đun chung với làm nước gội đầu vừa thơm vừa sạch tóc, sạch gàu, chống ngứa. Ngoài ra, có thể giã lá, hoa ngũ sắc với một ít muối, vắt lấy nước, nhỏ mũi chữa viêm mũi, viêm xoang.
Cỏ mần trầu: (Eleusine indica L.) có chứa acid cyanhydric. Là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc.
Nghệ tươi: thường được sử dụng làm đẹp da. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trong dịch chiết nghệ tươi có chứa Curcumin, monodesmetoxy curcumin, didesmetoxy curcumin, zingiberen, ceton sesquiterpenic, tumeron,... có tác dụng làm tái tạo tế bào da, chống oxy hoá, chống lão hoá da trước tuổi, chống viêm, giảm ngứa, kích thích liền da, tránh tạo sẹo...
Theo VietNamNet