Hải Dương mùa lễ hội

Du lịch - Ngày đăng : 09:42, 23/12/2006

Trước và sau Tết Nguyên đán, tỉnh Hải Dương có nhiều lễ hội truyền thống ở các địa phương. Bắt đầu từ Hội xuân Côn Sơn, chính hội từ ngày 18 đến 22 tháng Giêng tại  huyện Chí Linh. Lễ hội này được tổ chức với các hoạt động dâng hương, tưởng niệm, leo núi lên Bàn Cờ Tiên, đấu vật, chơi cờ bỏi, cờ người...

Khu di tích Côn Sơn chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân.

Trước và sau Tết Nguyên đán, tỉnh Hải Dương có nhiều lễ hội truyền thống ở các địa phương. Bắt đầu từ Hội xuân Côn Sơn, chính hội từ ngày 18 đến 22 tháng Giêng tạihuyện Chí Linh. Lễ hội này được tổ chức với các hoạt động dâng hương, tưởng niệm, leo núi lên Bàn Cờ Tiên, đấu vật, chơi cờ bỏi, cờ người...

Đây là lễ hội thu hút nhiều du khách nhất bởi cảnh quan đẹp với những đồi thông xanh mướt, đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; nhà sư Huyền Quang -một trong 3 vị sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Rồi đến lễ hội Đền Cao (Chí Linh) diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng Giêng. Theo sử sách, Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương giúp vua Lê Đại Hành phá tan giặc Tống. Nét đặc trưng của lễ hội là rước 6 kiệu với đội cồng vàmúa kỳ lân. Đây là đền thờ được du khách nhiều nơi biết đến bởi nổi tiếng là đền thiêng, rất linh ứng với các lời cầu nguyện an lành. Ngoài ra, Hội Thượng Cốc tại làng Thượng Cốc (Gia Lộc ) vào ngày 12 tháng Giêng, Hội Vạn Niên từngày 12 đến 18 tháng Giêng tại thị trấn Nam Sách... cũng lần lượt được tổ chức, thu hút khách thập phương gần xa về dâng hương. Cũng trong không khí lễ hội mùa xuân, khu di tích An Phụ-Kính Chủ là một địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan và dâng hương tưởng niệm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; Hội đền Bia Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) vào14 tháng Hai âm lịch nổi tiếng với lễ dâng hương, tưởng nhớ Thánh y sưTuệ Tĩnh....

Chuẩn bị cho mùa lễ hội năm 2007, chính quyền các cấp và các ngành ở tỉnh Hải Duơng đã tập trung khảo sát hơn 20 làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh làm căn cứ để xây dựng các “tua” du lịch liên thông lễ hội - làng nghề cổ truyền. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020. Đặc biệt, thời gian qua, Hải Dương đã có thêm nhiều dự án liên quan đến phát triển du lịch lớn như Sân golf Ngôi Sao Chí Linh,khu du lịch hồ Mật Sơn Chí Linh, Trung tâm Du lịch Dịch vụ Côn Sơn, dự án khả thi xây dựng khách sạn 4 sao tại Bán đảo Hồ Bạch Đằng với tổng số vốn trên 5 triệu USD ... Tất cả những dự án đó đã góp thêm vào sự phát triển bền vững của ngành Du lịch Hải Dương trong cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Thương mại-Dịch vụ- Du lịch.

Có thể nói, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, trong những ngày cuối năm và đầu năm, mùa lễ hội ở Hải Dương cũng là mùa kinh doanh du lịch nên hoạt động du lịch diễn ra khá nhộn nhịp. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch đãbắt đầu có những hoạt động thu hút du khách nhưCty Lữ hành Phương Dung ( TP Hải Dương) khuyến mại 20%, Cty Hoa Anh Đào, Cty Đông Nam á tổ chức bán vé hằng ngày cho du khách đi Chùa Hương. Đây là hình thức kinh doanh tiếp thị độc đáo, đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều của nhân dân trong tỉnh Hài Dương. Riêng trên địa bàn TP Hải Dương hiện có hơn 10 đơn vị, doanh nghiệp chuyên kinh doanh lữ hành. Nhiều cơ sở đã thực hiện mở rộng kinh doanh , hợp tác với doanh nghiệp du lịch tỉnh ngoài vànước ngoài tổ chức các tua du lịch xa, gần.

Để ngày càng thu hút nhiều du khách đến Hải Dương tham quan, du lịch tại các chương trình lễ hội, làng nghề, chơi golf... Hải Dương hiện đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch ở quy mô nhỏ phát triển. Tỉnh đang cố gắng khắc phục tình trạng chuyên môn, kỹ năng, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp trong du lịch còn yếu; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, dự báo thị trường, giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, trật tự ở các điểm du lịch...

Bài và ảnh: Mỹ Bình

ANHTHU