Ba năm một nước Vạn Xuân
Xã hội - Ngày đăng : 08:33, 15/10/2006
Mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo đã được toàn dân hưởng ứng. Thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư khiếp sợ chạy trốn sang Quảng Châu. Và sau đó, chỉ trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã quét sạch bọn đô hộ nhà Lương, khôi phục được nền độc lập của Giao Châu. Bị đánh một đòn đau, tháng 4-542 và đầu năm 543 nhà Lương tổ chức hai cuộcphản kích nhưng đều bị quân của Lý Bí đánh tan.
Sau những thắng lợi này, tháng giêng năm Giáp Tý (544) Lý Bí tuyên bố dựng nước Vạn Xuân, lên ngôi vua, xưng Nam Việt Đế, sử sách thường gọi là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình bách quan văn võ. Đài Vạn Xuân, tức cung điện Vạn Xuân được Lý Nam Đế xây làm nơi triều hội và cho dựng chùa Khai Quốc (có nghĩa mở nước) ở bên bờ sông Nhĩ Hà, khu vực phường Yên Phụ ngày nay.
Đầu năm 545, nhà Lương cử Dương Phiêu và TrầnBá Tiên đem quân xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ. Lý
Trong lịch sử, nhà nước Vạn Xuân chỉ tồn tại có 3 năm, nhưng việc Lý Bí xưng đế và đặt niên hiệu riêng là một việc làm có ý nghĩa: “ đó là sự phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của vận mệnh và đất nước của mình” (Lời trong sách Lịch sử Việt nam - NXB KHXH. 1976).
Đối với riêng Hà Nội, việc dựng nước Vạn Xuân lại càng có ý nghĩa. Chính Lý Bí là người đã nhận ra vị trí quân sự hiểm yếu của vùng đất Hà Nội cổ, cho dựng thành lũy bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch. Năm 824, đô hộ Lý Nguyên Gia, thấy thành Long Biên ở bên kia sông Đuống có địa thế bất lợi, bèn rời phủ trị sang địa phận huyện Tống Bình, gần sông Tô Lịch. Lúc đầu chỉ xây tòa thành nhỏ, sau đó nhận thấy nơi này có địa thế hiểm yếu, liền lập phủ trị vĩnh viễn ở đó, cho đắp rộng cao thêm thành. Năm 866, nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ, ông cho đắp thêm thành Đại La. Đến năm 1010, sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ nhận ra thành Đại La là nơi “bốn phương tụ hội” nên cho chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và cho đổi gọi Thăng Long.
Lâu nay, các nhà nghiên cứu nêu giả thiết cửa sông Tô nằm ở vùng chợ Gạo. Nhưng cố GS Trần Quốc Vượng và cụ Vũ Tuân Sán lại cho biết rằng, trên đất huyện Thanh Trì có đầm hay hồ Vạn Xoan. “Xoan” tức là “Xuân” đọc theo âm cổ dân gian. Tương truyền bên bờ đầm nơi đó, khi xưa là nơi thiết lập triều đình Vạn Xuân của Lý
Qua các dẫn dụ vừa nêu, có thể nói, vùng đất Hà Nội cổ là nơi in đậm nhiều dấu ấn của Nhà nước Vạn Xuân độc lập. Nhằm tôn vinh công trạng của vị vua anh hùng, con phố dài 1,1 km ở phía đông thành cổ Hà Nội đã được thành phố đặt tên là phố Lý Nam Đế. Và nay, ở đầu phố này có vườn hoa được đặt tên là Vạn Xuân.
Hơn 10 năm qua, nội thành Hà Nội luôn được mở rộng. Vùng đất có đầm Vạn Xuân nay thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Gần đây, khi đến phường Thanh Trì tìm dấu xưa tích cũ, ông Vũ Xuân Hỷ, Chi hội trưởng Chi hội Mai Động thuộc Hội bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội cứ ước ao rằng, ít ngày nữa, khi cây cầu Vĩnh Tuy hoàn thành, ở vườn hoa nơi đầu cầu phía Tây, thuộc quận Hai Bà Trưng, cách đầm Vạn Xuân độ 200 mét, có đặt pho tượng Lý Nam Đế thì thật có ý nghĩa biết bao. Để chịu được mưa nắng, tượng nên tạc bằng đá, kích cỡ vừa phải. Và rất nên được bàn bạc, xem xét kỹ để tránh được các nhược điểm của nhiều tượng đài khác trong thành phố đã mắc phải.
Trong chương trình công tác từ nay đến năm 2010, Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội có kế hoạch vận động hội viên đóng góp công của tôn tạo một di tích ở Thủ đô. Dựng tượng Lý
Trần Văn Mỹ