Bác sĩ tại nhà: Cách phòng tránh trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên
Sức khỏe - Ngày đăng : 05:55, 05/11/2022
Đáp: Người tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho thanh, thiếu niên không bắt buộc phải là bác sĩ, chuyên gia. Phụ huynh, giáo viên cũng cần có kiến thức để phát hiện, hỗ trợ cho trẻ về tâm lý, cách nhận biết các yếu tố nguy cơ, từ đó ngăn chặn hành vi tự sát của trẻ.
Trong thời gian giãn cách xã hội hoặc khi gia đình có những biến động bất thường (bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc người thân mất...), trẻ dễ bị trầm cảm. Nhận diện các dấu hiệu bất thường ở trẻ là chìa khóa giúp trẻ vượt qua những vấn đề về tâm lý. Ngoài ra, việc quản lý thông tin mạng cũng cần được lưu ý. Trước đây, tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản... xuất hiện làn sóng bắt chước hành vi tự sát. Tức là người bệnh đọc tin tức về các nghệ sĩ tự tử và nảy sinh tâm lý bắt chước. Một người bị sẽ tạo ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều người. Thông thường, biểu hiện của trẻ có dấu hiệu rối loạn tâm lý bao gồm: Giảm tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội; tinh thần học tập giảm sút, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận dữ... 90% trong số trường hợp rối loạn tâm thần đều bộc lộ ít nhất một biểu hiện nói trên.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chia sẻ cùng con cái. Để ngăn ngừa hành vi tự sát ở trẻ, cần sự chung tay của nhà trường, giáo viên, bạn bè và cả gia đình...
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai