(HNMO)- Dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng ngay sau Tết Nguyên đán Tân Mão. Đến thời điểm này, cả nước đang có 18 tỉnh xuất hiện dịch lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc và 3 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm (CGC). Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Ngày 22-2, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển chăn nuôi, thú y, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã trao đổi với báo chí về vấn đề phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
-Cuối năm 2010 sang đầu năm 2011, dịch LMLM trên gia súc bùng phát trên diện rộng, phải chăng có sự thay đổi của chủng virus?
-Ông Hoàng Văn Năm: Các ổ dịch LMLM cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lây lan rất nhanh và mạnh, tỷ lệ mắc và chết ở lợn cao hơn so với các năm trước. Chỉ trong thời gian ngắn, dịch đã lây lan ra nhiều xã, huyện, tỉnh và số gia súc mắc bệnh nhiều hơn so với các ổ dịch những năm trước đây. Tuy nhiên, kết quả phân lập và định danh virus cho thấy, type virus lưu hành ở Việt
-Một số địa phương cấm buôn bán, giết mổ gia súc trongvùng dịch, theo ông, việc cấm có cần thiết?
- Ông Hoàng Văn Năm: Để khống chế và dập tắt dịch, nhiều địa phương đã áp dụng việc cấm triệt để trên. Bộ NN&PTNT cũng có văn bản chỉ đạo, động vật mắc bệnh, bất kỳ loại bệnh nào dứt khoát không được giết mổ để làm thực phẩm cho người.Tuy nhiên, ngay trong vùng dịch, những con gia súckhỏe mạnh nếu được kiểm soát tốt của thú y địa phương vẫn có thể giết mổ làm thực phẩm, vừa tránh thiệt hại cho người chăn nuôi, vừa giảm sự ùn ứ. Song, quy định này thường bị lợi dụng để giết mổ, vận chuyển gia súc dịch đi nơi khác tiêu thụ. Cục Thú y cũng chỉ khuyến cáo không vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trong vùng dịch, còn căn cứ vào tình hình địa phương mà lãnh đạo đưa ra quyết định có cấm hay không.
-Dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại, nhưng vắc- xin đã hết, vậy thời gian tới sẽ phòng dịch như thế nào?
- Ông Hoàng Văn Năm: Cúm gia cầm hiện xảy ra ở 3 tỉnh, có khả năng tới đây sẽ lan rộng ra nhiều địa phương nữa. Cục Thú y đang soạn thảo kế hoạch phòng, chống cúm gia cầm giai đoạn 2011- 2012 và gửi một số bộ, ngành lấy ý kiến. Sau khi được các bộ, ngành thông qua, Cục Thú y sẽ nhanh chóng nhập vắc-xin đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã quyết định cho cục Thú y mua khẩn 50 triệu liềuvắc-xin để phục vụ chống cúm gia cầm, khoảng tháng 3 tới lượng vắc-xin này sẽ được nhập về nước.
Cán bộ Thú y Chốt kiểm dịch liên ngành chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) phun thuốc tiêu độc, khử trùng |
- Vậy từ nay đến thời điểm đó sẽ phải chờ?
- Ông Hoàng Văn Năm: Do cơ chế mua sắm, sử dụng vắc-xin phải tuân theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, nên phải chờ thông qua các thủ tục. Nếu như cơ quan liên quan “cho” cơ chế nhanh hơn, chủ động hơn nhưng vẫn đảm bảo quy định thì thời gian sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên, phòng, chống cúm gia cầm không chỉ dựa vào dùng vắc-xin, mà phải áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, siết chặt vận chuyển, buôn bán, giết mổ.
-Việc tiêm phòng vắc-xin vẫn còn nhiều tồn tại như sử dụng một đằng báo một nẻo, gia cầm đã tiêm nhưng vẫn phát dịch, ý kiến của ông về vấn đề này?
- Ông Hoàng Văn Năm: Chúng tôi đã biết và qua kiểm tra phát hiện ở một số địa phương. Theo đó, một số địa phương được hỗ trợ vắc-xin đầy đủ, địa phương cũng báo cáo đã tiêm phòng nhưng dịch vẫn xảy ra. Chúng tôi cũng rất trăn trở về điều này. Đây là câu hỏi lớn về công tác quản lý, tiêm phòng của các địa phương. Bộ NN&PTNT đã có chỉ đạo Cục Thú y, thú y cơ sở kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng vắc-xin. Tuy nhiên, kiểm tra sử dụng vắc-xin có hiệu quả hay không là trách nhiệm của địa phương, Trung ương không thể với hết được.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.