Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phát hành ''Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022''

Hoàng Văn| 21/09/2022 16:37

(HNMO) - Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) vừa phát hành “Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022”.

Ảnh minh họa.

Cuốn sách là tài liệu hữu ích, hỗ trợ các cơ quan chức năng, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã định dạng 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa tại Việt Nam, từ đó, bảo đảm điều kiện chăm sóc, môi trường tái thả phù hợp cũng như hướng dẫn quy định pháp luật và hình thức xử phạt với hành vi buôn bán rùa trái phép.

Rùa thường bị săn bắt và buôn bán trái phép nhằm phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh, tập tục phóng sinh hay sử dụng làm thực phẩm và chế tác sản phẩm khác. Khi phát hiện các trường hợp buôn bán rùa trên đường phố hoặc các loại hình vi phạm khác, việc định dạng đúng loài rùa đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật chính xác trong xử lý vi phạm cũng như tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận, xử lý cá thể rùa dựa trên tập tính sinh thái của loài trước khi cá thể này được chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc tái thả về tự nhiên.

Theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên, hầu hết các loài rùa bản địa của Việt Nam đều được đưa vào các danh mục bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trong số 26 loài rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam, 23 loài được liệt kê trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm với 8 loài bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ngoài ra, các loài rùa của Việt Nam cũng được liệt kê trong các phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đòi hỏi phải được cấp phép khi buôn bán, vận chuyển quốc tế.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Phát hành ''Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022''

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.