(HNM) - Mùa xuân và mùa hạ là mùa muôn hoa đua nở, nguồn mật phong phú nhất. Lúc này, những con ong thợ bắt đầu ra ngoài lấy mật. Chúng dừng ở giữa bông hoa, thè chiếc lưỡi tinh xảo như chiếc ống, đầu lưỡi còn có một thìa múc mật, khi lưỡi đưa ra kéo vào, chất ngọt ở phần đáy những tán hoa sẽ theo lưỡi chảy vào trong dạ dày ong.
Trong tình trạng bình thường, một ngày một con ong thợ phải ra ngoài lấy mật hơn 40 lần, mỗi lần hút 100 bông hoa, nhưng mật hoa hút được chỉ có thể gây được 0,5g mật ong. Thu thập mật hoa gian khổ như vậy, gây mật hoa thành mật ong cũng không dễ dàng. Đầu tiên tất cả ong thợ nhả chất ngọt hút được của bông hoa vào trong một lỗ trống của tổ ong, đến tối lại tiến hành điều chế chất ngọt hút được trong dạ dày của chính nó, sau đó nhả ra, rồi lại nuốt vào 100-240 lần, cuối cùng mới gây được mật ong thơm ngọt như vậy. Để làm cho mật mau khô, hàng trăm ong thợ còn phải quạt cánh không ngừng, sau đó cất mật ong đã khô vào kho, đậy nắp nến lên trên để cất giữ lại đến mùa đông dùng làm thức ăn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.