Theo dõi Báo Hànộimới trên

ODA không phải món quà!

Nữ Quỳnh| 15/08/2015 06:34

(HNM) - Việt Nam hiện đang được các nhà tài trợ đánh giá là quốc gia sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đã có khoảng 90 tỷ USD vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết trong 20 năm qua, mang đến cho Việt Nam nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.


Thế nhưng, câu chuyện về sử dụng ODA lại đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Các nhà tài trợ đã nhìn nhận Việt Nam như một trong những nền kinh tế mới nổi, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự từ vốn ODA chưa đạt mức mong muốn. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, việc thu hút các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, việc giải ngân, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả tối đa là nhiệm vụ lớn mà mỗi bộ, ngành, địa phương phải tập trung, chú ý.

Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta cần có cách suy nghĩ nghiêm túc về con đường phát triển, về việc huy động và sử dụng các nguồn lực. Cách đây mấy tháng, một doanh nghiệp ở Đà Nẵng từ chối nhận viện trợ ODA đã khiến dư luận ngỡ ngàng. Trong bối cảnh đa số địa phương muốn được nhận nguồn tiền này bởi những ưu đãi của nó thì việc ai đó thẳng thừng từ chối quả là chuyện đáng để bàn luận. Dĩ nhiên, cái lý mà doanh nghiệp ở Đà Nẵng đưa ra cũng không phải là viển vông, bởi dùng vốn ODA thường kèm theo những điều kiện không dễ dàng. Và họ đã quyết định "tự đứng trên đôi chân của mình" - một quyết định được dư luận đánh giá là dũng cảm. Câu chuyện của doanh nghiệp Đà Nẵng cũng cho thấy không hẳn là chúng ta thiếu tiền, thiếu nguồn lực. Mà cái chính là cách thức chúng ta đặt ra cho con đường phát triển như thế nào?

Trên thực tế, lâu nay nhiều ngành, nhiều địa phương thường kêu ca về "kinh phí đầu tư" cho phát triển, giải quyết an sinh xã hội… Khi nhu cầu cao, nhưng ngân sách eo hẹp thì nguồn vốn ODA là một lựa chọn được ưu tiên. Nhưng những "ưu đãi" của dòng vốn này lại khiến cho nhiều địa phương, đơn vị "tranh thủ" mà chưa tính toán chặt chẽ hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng thu hồi vốn, trả nợ...

Việt Nam đã nhận được quan tâm đặc biệt của các nhà tài trợ quốc tế. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì tiền đi vay sẽ vẫn phải trả. ODA là khoản vay, không phải là món quà. Vì thế, chúng ta cần nghiêm túc và có trách nhiệm trong sử dụng sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, vừa giữ niềm tin của các nhà tài trợ, vừa tận dụng nguồn lực hỗ trợ phát triển.

việc ai đó thẳng thừng từ chối quả là chuyện đáng để bàn luận. Dĩ nhiên, cái lý mà doanh nghiệp ở Đà Nẵng đưa ra cũng không phải là viển vông, bởi dùng vốn ODA thường kèm theo những điều kiện không dễ dàng. Và họ đã quyết định "tự đứng trên đôi chân của mình" - một quyết định được dư luận đánh giá là dũng cảm. Câu chuyện của doanh nghiệp Đà Nẵng cũng cho thấy không hẳn là chúng ta thiếu tiền, thiếu nguồn lực. Mà cái chính là cách thức chúng ta đặt ra cho con đường phát triển như thế nào?

Trên thực tế, lâu nay nhiều ngành, nhiều địa phương thường kêu ca về "kinh phí đầu tư" cho phát triển, giải quyết an sinh xã hội… Khi nhu cầu cao, nhưng ngân sách eo hẹp thì nguồn vốn ODA là một lựa chọn được ưu tiên. Nhưng những "ưu đãi" của dòng vốn này lại khiến cho nhiều địa phương, đơn vị "tranh thủ" mà chưa tính toán chặt chẽ hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng thu hồi vốn, trả nợ...

Việt Nam đã nhận được quan tâm đặc biệt của các nhà tài trợ quốc tế. Nhưng dù thế nào chăng nữa thì tiền đi vay sẽ vẫn phải trả. ODA là khoản vay, không phải là món quà. Vì thế, chúng ta cần nghiêm túc và có trách nhiệm trong sử dụng sao cho hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, vừa giữ niềm tin của các nhà tài trợ, vừa tận dụng nguồn lực hỗ trợ phát triển.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
ODA không phải món quà!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.