(HNMO)- Sáng 25/9 nhận được tin báo của người dân về việc xuất hiện một ổ bọ xít nghi là bọ xít hút máu người tại nghĩa trang Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Côn trùng trung ương đã cử đoàn công tác mang theo máy móc và phương tiện đến bơm thuốc tiêu diệt.
Bọ xít bám dày đặc trên thân cây tại Nghĩa trang Bồ Đề |
Tại hiện trường, bằng mắt thường cũng có thể quan sát hàng trăm con bọ xít màu đen bám vào thân cây dại với mật độ dày đặc. Các cá thể bọ xít này đang trong quá trình sinh trưởng nên có kích thước không đồng đều, có mùi hôi rất khó chịu.
Theo các cán bộ Khoa Hóa thực nghiệm thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng TƯ, các cá thể bọ xít mới phát hiện đang trong quá trình trưởng thành, do còn non nên phải bám vào thân cây hút nhựa để duy trì sự sống. Loài bọ xít này hay gây hại cho cây cối và hoa màu của bà con nông dân.
Căn cứ vào các dấu hiệu thực địa, các cán bộ khoa Hóa thực nghiệm đã khẳng định ổ bọ xít do người dân phát hiện chỉ là loài bọ xít thường (tức bọ xít hôi) không gây hại cho người. Theo TS Phạm Thị Khoa - Trưởng khoa Hóa thực nghiệm Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng trung ương TƯ, để phân biệt bọ xít thường và loài bọ xít hút máu có những dấu hiệu cơ bản sau: Về địa bàn cư trú bọ xít hút máu sinh sống trong những đống gỗ, đống củi mục gần nhà dân. Về hình thức, bọ xít hút máu có sọc vàng trên lưng chứ không đơn thuần màu đen và màu xanh như bọ xít thường. Bọ xít hút máu không có mùi hôi như bọ xít thường…
TS Khoa đang nghiên cứu ổ bọ xít |
Một trong những loạit thuốc đặc trị bọ xít hút máu hiệu quả |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.