(HNM) - Ngày 17-11, dự án lắp đặt Trạm xử lý chất thải lỏng của Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (BV) bắt đầu được triển khai đáp ứng sự mong mỏi của bệnh nhân, đội ngũ y, bác sĩ và hàng nghìn người dân sống quanh khu vực.
Khi có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đạt quy chuẩn, không những môi trường BV và phụ cận được cải thiện, giảm tối đa mầm bệnh phát tán ra cộng đồng mà còn tạo điều kiện để các thầy thuốc tiếp tục quá trình nỗ lực vì sức khỏe người dân mà BV đã và đang triển khai hiệu quả.
Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bệnh
Như Hànộimới đã đưa tin, do chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nhiều năm qua, chất thải lỏng của BV chứa nhiều mầm bệnh không được xử lý đã gây ô nhiễm môi trường BV và khu vực lân cận. Thấy rõ được sự cấp thiết phải cải thiện môi trường của BVĐK Đống Đa, từ năm 2009, dự án "Xây dựng trạm xử lý nước thải tại BVĐK Đống Đa" đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào quý IV-2009. Tuy nhiên, dự án đã phải dừng triển khai do gặp phải sự cản trở của Nhà thờ Thái Hà. Tháng 5-2010, Sở Y tế Hà Nội đã có tờ trình xin phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đấu thầu dự án và đã được phê duyệt. Vì thời gian thi công theo công nghệ mới chỉ mất 2 tháng, nên lộ trình được đề ra là sẽ hoàn thành dự án trong tháng 7-2010. Nhưng một lần nữa dự án phải ngưng lại đến nay mới được triển khai với sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, ngành y tế và đặc biệt là người dân khu vực.
Lãnh đạo BV cho biết, trong thời gian thi công, lắp đặt hệ thống nước thải, BV đã bố trí phương án khám chữa bệnh (KCB) để bảo đảm người bệnh, nhất là người bệnh có thẻ BHYT và những người đăng ký KCB ban đầu tại BV không bị ảnh hưởng quyền lợi. Theo thông báo công khai, cụ thể của BV: BV tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân KCB nội, ngoại trú (kể cả cấp cứu) từ ngày 17-11-2011 đến khi dự án hoàn thành. Trong thời gian này, bệnh nhân có nhu cầu KCB (cả đối tượng thu phí và BHYT) được khám tại 6 đơn vị y tế là: BV Thanh Nhàn, Hòe
Hệ thống xử lý nước thải có công suất 250 m3/ngày đêm áp dụng công nghệ AAO của Nhật Bản được đặt nổi trên bệ bê tông cốt thép có diện tích đất khoảng 175m2. Hệ thống đường ống thu gom nước thải từ các khoa phòng và từ phía sau bể tự hoại sử dụng ống PVC dẫn về bể điều hòa đặt ngầm dung tích 40m3. Đây là hệ thống hợp khối đã được Bộ KHCN thẩm tra trước khi áp dụng vào một số dự án xử lý nước thải BV. Trạm xử lý nước thải loại này bảo đảm khử sạch vi khuẩn, vi trùng trong nước thải, đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam trước khi xả ra hệ thống thoát nước công cộng. |
Nhai, Hà Đông, Y học cổ truyền Hà Nội, Y học Hàng không và BV Bộ Giao thông vận tải. Bệnh nhân có thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi như khi KCB tại BVĐK Đống Đa. Đối với những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân được khám, quản lý ngoại trú các bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid…) tại phòng khám ngoại trú của BV, sẽ tiếp tục khám quản lý ngoại trú tại BV Y học Hàng không. Bệnh nhân có đăng ký KCB ban đầu tại phòng khám cán bộ được chuyển về khám tại Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ TP Hà Nội (59B Trần Phú). Bệnh nhân đang quản lý, điều trị ARV (có thẻ khám bệnh, lĩnh thuốc và lịch hẹn) sẽ được khám, cấp thuốc tại phòng khám Truyền nhiễm (khu vực khoa Khám bệnh). Trong thời gian này, BV cũng bố trí xe cấp cứu và kíp trực để kịp thời vận chuyển bệnh nhân cấp cứu (nếu có).
Vững từ lòng tin của người bệnh
Đối với bệnh nhân Lê Thị Th, 65 tuổi (số 195 Đội Cấn, Ba Đình), BVĐK Đống Đa đã trở thành địa chỉ thân thuộc, vì hơn 20 năm qua bà đã điều trị căn bệnh tăng huyết áp ở đây. Khi biết tin BV sắp có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, bà Lê Thị Th rất mừng bởi bà đã từng chứng kiến mỗi trận mưa nước ngập đầy sân BV, trong đó có chứa nước thải BV - nguồn lây nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bà cho biết, mặc dù hiện nay cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng so với vài năm trước, BV đã có sự thay đổi đáng kể nhất là về chất lượng điều trị.
Nhiều năm qua, số lượng người bệnh đến với BV năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là số lượng đăng ký KCB ban đầu. Điều này thể hiện qua công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức 108% với 300 bệnh nhân nội trú; trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận khoảng 600 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị, trong đó bệnh nhân có thẻ BHYT chiếm hơn 80%. Với đội ngũ 380 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có hơn 80 bác sĩ, BV đã triển khai được nhiều kỹ thuật điều trị bệnh khó, xây dựng hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người bệnh toàn diện ở khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Ngoại và phòng Cấp cứu của các khoa để giảm tối đa sự vất vả cho người nhà bệnh nhân. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, BV đã đổi mới toàn diện công tác đón tiếp bệnh nhân theo quy trình "một cửa". Thủ tục đối với người bệnh nhập viện cũng giản tiện tối đa. Các phòng, ban chuyên môn của BV sẽ cung ứng những thiết bị, đồ dùng cho bệnh nhân ngay tại buồng bệnh.
Ông Nguyễn Hưng, Giám đốc BV cho biết, sau khi thực hiện quy trình KCB một cửa, đa số người bệnh tỏ ý hài lòng và thoải mái hơn. BV đang xây dựng đề án "Nét văn hóa BV Đống Đa" với mục đích tạo thêm sự thân thiện, gần gũi giữa nhân viên y tế với bệnh nhân. Theo ông Nguyễn Hưng, trong điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn thì bên cạnh việc các bác sĩ phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nâng cao chất lượng điều trị thì việc xây dựng môi trường văn hóa này cũng rất cần thiết để tạo lòng tin cho người bệnh.
Chứng kiến thời điểm mà các bác sĩ, y tá, bệnh nhân và người dân xung quanh BV Đa khoa Đống Đa mong mỏi từ lâu - bắt đầu triển khai dự án xử lý nước thải - ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chia sẻ: đây là cơ sở y tế thuộc diện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cuối cùng của thành phố do dự án xử lý nước thải đã được phê duyệt từ năm 2009 nhưng chưa triển khai được. Vì vậy, việc khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng đối với BV Đống Đa nói riêng và với ngành y tế nói chung. Nó đáp ứng được lòng mong mỏi của cán bộ nhân viên y tế, người bệnh và nhân dân. Công trình này sẽ góp phần cải thiện cơ sở vật chất, một điều kiện để BV tiếp tục nâng cao chất lượng KCB.
* Ông Phạm Văn Sinh, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ: Dự án mang lại lợi ích cho cả cộng đồng Nhóm PV Bạn đọc |
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.