(HNMO) - Một số người thường rửa tay hoặc uống Vitamin C để chống lại bệnh cảm lạnh và cúm. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy, việc nhìn người ốm có thể giúp bạn tránh xa các bệnh này.
Mark Schaller, một nhà tâm lý học thuộc Đại học Columbia Anh cùng các đồng nghiệp cho rằng, việc nhìn những triệu chứng bệnh thúc đẩy sự phản ứng tích cực hơn ở con người.
Để thử nghiệm giả thuyết của mình, các nhà khoa học đã yêu cầu một nhóm người xem một đoạn trình chiếu hình ảnh dài 10 phút với hình ảnh về người bệnh, trong đó, một số mắc bệnh thủy đậu hoặc hắt hơi hay ho.
Một nhóm khác đã xem những hình ảnh về người đang giơ súng.
Những người tham gia nghiên cứu đánh giá, những bức ảnh về những kẻ côn đồ cầm súng khiến họ cảm thấy đau đớn hơn nhiều so với những bức ảnh về người ốm. Nhưng phản ứng cơ thể thì lại rất khác biệt.
Điều này đã hé lộ trong các mẫu máu được lấy từ cơ thể những người tham gia thí nghiệm trước và sau khi họ xem các bức ảnh. Các nhà nghiên cứu đã cho những mẫu máu nhiễm vi khuẩn và sau đó đo đạc lượng chất miễn dịch do các tế bào máu trắng sản sinh được gọi là interleukin-6, hay IL-6. Các tế bào máu trắng thông thường tiết ra IL-6 khi chúng phát hiện thấy các vi khuẩn xâm nhập. Mức IL-6 càng cao, sự phản ứng càng mạnh mẽ thì càng chứng tỏ các tế bào máu trắng đang chiến đấu chống lại sự nhiễm bệnh.
Những người đã xem tranh có các tế bào máu trắng tăng lượng sản xuất IL-6 lên 6%. Nhưng những người đã xem hình ảnh về người ốm có các tế bào máu trắng tăng lượng sản xuất IL-6 lên tới 23%.
Các nhà nghiên cứu không biết tại sao lại xảy ra sự việc này nhưng họ suy xét thấy đó là một cơ chế tồn tại.
"Nếu bạn thấy một nhóm người ốm yếu quanh mình, điều này là một chỉ dẫn tốt cho thấy rằng bạn đang có nguy cơ nhiễm bệnh. Nhưng cũng chính sự nhận biết đó lại mách bảo và thúc đẩy cơ thể bạn sản sinh nhiều hơn các chất bảo vệ mang tính miễn dịch học", ông Schaller nói.
Trong mối quan hệ "tinh thần và sự việc", việc nghe thấy những cụm từ như "nó có thể tê buốt" hoặc "bạn có thể cảm thấy đau một chút"... lại thực sự khiến chúng ta đau hơn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Jena ở Đức đã sử dụng một thiết bị cộng hưởng từ tính để nghiên cứu xem mỗi người xử lý từ ngữ liên quan đến sự đau đớn như thế nào. Họ đã phát hiện ra rằng, việc nói về sự đau đớn có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, bởi nó kích thích phần não bộ được gọi là "ma trận đau đớn".
Tóm lại, gậy và đá có thể làm bạn gẫy xương và từ ngữ đôi khi có thể khiến bạn đau đớn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.