Ngày 9-7, trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Minh Thụ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi - cho biết cụm thi do Trường ĐH Thủy lợi chủ trì đã chấm xong hơn 60% bài thi.
Thí sinh thoải mái sau khi làm bài thi THPT quốc gia 2015 tại điểm thi trường THPT Lê Quý Đôn Q. 3 (TP.HCM) chiều 4 -7 - Ảnh: Thanh Tùng |
Trong khi có cụm thi quốc gia do ĐH chủ trì dự kiến chỉ còn
2 - 3 ngày nữa hoàn tất việc chấm thi, nhiều cụm thi địa phương lại tương đối “đủng đỉnh” khi hôm qua (9-7) mới thật sự bắt tay vào việc chấm thi với lý do: số lượng bài thi ở các cụm địa phương
không nhiều.
Ngày 9-7, ông Trịnh Minh Thụ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi - cho biết cụm thi do Trường ĐH Thủy lợi chủ trì đã chấm xong hơn 60% bài thi, dự kiến ngày 12-7 sẽ chấm thi xong tất cả các môn, bao gồm các môn tự luận và trắc nghiệm. Tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, việc chấm thi cũng dự kiến hoàn tất vào ngày 14-7, sau đó cụm thi sẽ lên điểm và báo cáo kết quả
thi về Bộ GD-ĐT.
Tại cụm thi do Trường ĐH Hàng hải chủ trì, toàn bộ hơn 16.000 thí sinh dự thi ở cụm thi đều được chấm bài thi tại đây. Tổng số giáo viên được huy động từ trong và ngoài trường tham gia chấm thi khoảng 280 người. Dự kiến việc chấm thi sẽ hoàn tất chậm
nhất ngày 15-7.
Ông Cao Văn, hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ, cho biết cụm thi mới bắt đầu chấm thi từ ngày 7-7. Với 16.000 thí sinh dự thi, dự kiến ngày 15-7 cụm thi sẽ hoàn tất việc chấm thi. Tại cụm thi do Trường ĐH Tây Bắc chủ trì, công việc chấm thi đã bước sang ngày thứ 3. Dự kiến công tác chấm thi tại cụm thi này sẽ hoàn tất vào ngày 15-7.
Trong khi đó ngày 9-7, Sở
GD-ĐT Hà Nội mới bắt đầu họp lãnh đạo hội đồng và các giám khảo để phổ biến hướng dẫn chấm thi. Theo ông Ngô Văn Chất - trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở
GD-ĐT Hà Nội, so với khoảng 70.000 bài thi phải chấm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước thì năm nay chỉ có khoảng 11.000 bài thi tự luận phải chấm. Vì thế, công việc chấm thi nhẹ đi khá
nhiều về mặt khối lượng.
Do các giám khảo mới chỉ bắt tay vào chấm chung một số bài để thống nhất hướng chấm vào chiều 9-7, theo ông Chất, cũng có thể sẽ không có nhiều điểm cao so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước, vì nhiều thí sinh dự thi tại cụm địa phương là học sinh có lực học trung bình. “Hà Nội có khoảng 200 cán bộ chấm thi các môn ngữ văn, toán. Các môn thi còn lại có khoảng vài chục người/môn, cũng có môn chỉ có vài người vì số bài thi quá ít” - ông Chất cho biết.
Tại Cao Bằng, ông Trịnh Hữu Khang, giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì chỉ có 3.551 bài thi trắc nghiệm và 9.868 bài thi tự luận. Toàn bộ cán bộ chấm thi được huy động chỉ có 172 người. Do khối lượng công việc không nhiều so với năm trước nên thời gian chấm thi
không bị gấp gáp.
Tương tự, tại Nam Định, ông Cao Xuân Hùng, phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết cụm thi chỉ có 5.500 bài thi nên công tác chấm thi không quá căng thẳng. Mỗi môn thi tự luận trung bình có 40 giám khảo. Ngoài ra, có khoảng 20 người phụ trách việc chấm bài thi trắc nghiệm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.