Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhiều bộ, ngành ban hành văn bản xa rời thực tế

Bách Sen| 30/05/2013 18:48

(HNMO) - Đang có tình trạng nhiều bộ, ngành trực tiếp hoặc đề xuất Chính phủ ban hành nhiều quy định thiếu khả thi.



Thế nhưng, khi Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia kiểm tra mới phát hiện số mũ không đảm bảo chất lượng đang lưu thông trên thị trường chiếm tới 70%. Ở đây có lỗi của khâu hoạch định chính sách khi quá coi trọng xử phạt trước khi cung ứng đủ mũ có chất lượng cho dân. Việc hàng ngàn tỷ đồng của dân bỏ ra mua phải 70% mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng thuộc trách nhiệm của ai, Chính phủ, Bộ CT, Bộ KH-CN cần làm rõ.

Tôi cũng đề xuất cần phải nhanh chóng điều chỉnh Nghị định 84 về điều hành giá xăng dầu và làm rõ nghi vấn có hay không quy luật là trước kỳ họp QH thì giá xăng dầu lại giảm.

Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của QH Đặng Thuần Phong:
Chưa cân bằng hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Việc cân bằng hai mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô là thách thức cho điều hành chính sách của nước ta. Thách thức này ngày càng lớn hơn do nền kinh tế chưa bền vững, tăng trưởng chủ yếu nhờ vào đầu tư chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát. Từ đó, làm giảm cung tiền, giảm tổng vốn đầu tư xã hội và đương nhiên dẫn đến giảm giảm chỉ tiêu tăng trưởng. Hậu quả là nợ xấu tăng, thị trường thu hẹp, năng lực hấp thụ đầu vào của nền kinh tế kém, sức khoẻ của doanh nghiệp giảm. Cần có cơ chế giải quyết mâu thuẫn này.

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Quốc Thắng- Nguyễn Văn Cảnh (ĐBQH Đoàn Bình Định):
Hãy xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách

Hiện nay ngân sách của chúng ta còn hạn hẹp, nhưng nhu được rót vốn của các ngành, các địa phương thì nhiều. Vì vậy cần có cơ chế bảo đảm từng khoản ngân sách chi ra đem lại hiệu quả cao, từ việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách của các ngành, địa phương. Từ đó, coi kết quả thu về là thước đo sự hài lòng của người dân đối với các dự án xã hội. Qua đây các ngành, địa phương có cơ sở phấn đấu sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả nhất.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Đoàn Bình Dương):
Tiếp tục đầu tư các công trình đã đạt 80% khồi lượng công việc

Lạm phát vẫn đang đeo đuổi và ám ảnh nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tôi đề nghị, với những dự án công trình đã đạt xấp xỉ 80% khối lượng công việc, nên được tiếp tục đầu tư để đưa vào sử dụng. Các dự án quan trọng có tính chiến lược phục vụ sát sườn cho tới cơ cấu nền kinh tế cũng nên được mạnh dạn đầu tư.

Nhà sử học Dương Trung Quốc (ĐBQH Đoàn Đồng Nai):
Căn bệnh đầu tư dàn trải chưa có thuốc chữa

Các bản bán cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội trình QH vào mỗi kỳ họp tựa như việc chẩn bệnh định kỳ cho sức khỏe quốc gia, để vạch ra các liệu pháp bồi bổ và chữa trị. Thế nhưng, sự tăng phì bộ máy biên chế, căn bệnh đầu tư dàn trải tạo ra gánh nặng ngân sách, gây lãng phí lớn kéo dài rất lâu mà chưa khắc phục được và đã trở thành bệnh mãn tính. Lại có những căn bệnh mới phát sinh nhưng ngày càng tỏ ra ác tính như nợ công, nợ xấu. Tôi cho rằng, hiện Chính phủ hiện mới coi trọng các biện pháp tâm lý, lấy liệu pháp an thần là liều thuốc chữa trị. Do đó, khi mở đầu các báo cáo vẫn là một loạt những thành tích.

ĐB Trần Ngọc Vinh (Đoàn Hải Phòng):
Cần giải quyết tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới

Vấn đề chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn chưa được xử lý thỏa đáng. Dù Ngân hàng Nhà nước giải thích chênh lệch này không ảnh hưởng đến tỷ giá và mất ổn định kinh tế vĩ mô nhưng điều này vẫn gây tâm lý nhất định trong một bộ phận nhân dân. Cần sớm có phương án giải quyết khoảng chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều bộ, ngành ban hành văn bản xa rời thực tế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.