Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nguy hiểm tiềm tàng từ các loại nến thơm

Mai Chi| 18/01/2016 15:38

(HNMO) - Trong mùa đông giá lạnh, một số người thường có thói quen đốt nến thơm để làm ấm phòng, khử mùi hôi của ẩm mốc và thuốc lá, hay chỉ đơn giản là trang trí. Tuy nhiên, hành động này có thể biến căn phòng trở thành một nơi cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe.

(HNMO) - Trong mùa đông giá lạnh, một số người thường có thói quen đóng kín cửa và đốt nến thơm để làm ấm phòng, khử mùi hôi của ẩm mốc và thuốc lá, hay chỉ đơn giản là trang trí. Nến thơm có rất nhiều mùi hương hấp dẫn như hoa tươi, lá khô, cỏ, trái cây... 


Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hành động này có thể biến căn phòng trở thành một nơi cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe. 

Giáo sư Alastair Lewis của Trung tâm khoa học thuộc đại học York đã tiến hành một nghiên cứu liệu nến thơm và các loại chất có mùi thơm khác có gây hại gì tới sức khỏe không.

Trong thí nghiệm của mình, ông đã đo nồng độ của một loạt các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và tìm thấy nhiều chất gồm có benzen – thành phần có nhiều trong khói thải của các phương tiện giao thông, và alpha-pinen – một hợp chất thơm được sử dụng trong nhiều sản phẩm tẩy rửa.

Nhưng thành phần gây độc hại nhất phải kể đến là limonene, phát ra từ các loại nến có hương thơm, sản phẩm khử mùi không khí và các sản phẩm làm sạch.

Limonene cũng có trong các loại chất tẩy rửa


Bản thân limonene được xem là khá an toàn, không gây hại và thường được tìm thấy trong các sản phẩm có mùi cam, quýt. Nó cũng được sử dụng như một hương liệu trong thực phẩm.


Tuy nhiên, khi bị đốt cháy và tiếp xúc với không khí, nó sẽ phản ứng với các thành phần khác trong tự nhiên, khiến mỗi phân tử limonene sản sinh ra 2 phân tử formaldehyde.

Formaldehyde vốn được dùng trong ướp xác và công nghiệp nặng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Nếu thường xuyên tiếp xúc với nồng độ lớn, sức khỏe con người sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn gây nguy hiểm chết người.

Hợp chất này còn có liên hệ mật thiết với nguyên nhân gây ra ung thư mũi, vòm họng, gây viêm họng, ho, khó thở, chảy máu cam, đau đầu kinh niên...

Tuy vậy, không thể phủ nhận hiệu quả của nến thơm trong việc làm ấm và khiến không khí dễ chịu hơn. Nếu không thể bỏ được thói quen này, các gia đình nên biết cách hạn chê tác hại bằng cách thường xuyên mở cửa phòng, sử dụng hệ thống quạt thông gió để không khí được lưu thông và tránh sử dụng nến thơm trong khoảng thời gian quá dài.

Các nhà khoa học cũng cho biết thêm một số loại hoa và cây cảnh trồng trong nhà như cây thường xuân, hoa oải hương, dương xỉ rất hiệu quả trong việc hấp thụ formaldehyde và các chất độc hại khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguy hiểm tiềm tàng từ các loại nến thơm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.