(HNM) - Bước vào tuổi 75, cái tuổi đã vượt ngưỡng
Tác phẩm này cũng vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội đề cử tặng thưởng tác phẩm xuất sắc trong buổi tổng kết cuộc vận động sáng tác về đề tài trên.
Tác phẩm Thiên đô (tranh sơn dầu) của tác giả Nguyễn Đình Huống.
"Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long !Thăng Long! Đất thiêng rồng cuộn, hổ ngồi, Thăng Long! Đất của địa linh nhân kiệt, bốn phương kéo về tụ hội…", nguồn cảm hứng lớn lao ấy khiến bao nhiêu phác thảo bố cục nối nhau hình thành, rõ dần đường nét, hình khối trong suy nghĩ của lão họa sĩ. Giống như người thiết kế công trình, phải có tư liệu lịch sử, huyền sử, dã sử, truyền thuyết… khả dĩ mới tái hiện được câu chuyện Thăng Long qua nghệ thuật. Thế là Nguyễn Đình Huống lao vào tìm các nguồn sử liệu trong suốt 5 năm trời. Rồi ông quyết định dừng lại ở đề tài đã dày công nghiền ngẫm lâu nhất, chín nhất "Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long".
Trong bức sơn dầu "Thiên đô" là chiếc thuyền Rồng đang lướt trên sóng bạc long lanh; trên đầu là bầu trời rực sáng. Vua Lý Thái Tổ trong triều phục chỉnh tề đứng trên mũi thuyền rồng sắp cập bến. Cạnh Vua, bên tả là Thiền sư Lý Vạn Hạnh, cố vấn, người được mệnh danh là Quốc phụ tinh thần, tham gia triều chính phò vua, giúp nước. Sau vua là đại thần Đào Cam Mộc, người đã đề xuất Lý Thái Tổ xứng đáng là minh vương lập ra nhà nước mới Đại Việt - nhà Lý. Người ôm cờ lệnh là tướng quân Lý Nhân Nghĩa. Trên bầu trời rực sáng, giữa đám mây ngũ sắc, hình rồng vàng hiện lên như một điềm báo tốt lành chào đón vị minh vương khởi nghiệp, xuất thế. Tất cả hình ảnh trên đều được nghiên cứu chính xác từ phong cách nghệ thuật thời Lý, cụ thể là hình rồng, hoa văn trang trí, triều phục…
Tốn kém công sức, trí tuệ, tiền của đầu tư cho tác phẩm, nhưng theo lão nghệ sĩ thì "Cái cốt yếu với người nghệ sĩ là được cống hiến, được sống với niềm đam mê thực sự của mình. Và hơn nữa là được công chúng yêu nghệ thuật và giới sáng tác hiểu mình. Ngược lại sẽ là bất hạnh, cô đơn".
Tác phẩm "Thiên đô" của Nguyễn Đình Huống thuộc cỡ tranh to, hoành tráng theo cả nghĩa mỹ thuật và mỹ học. Nó xứng đáng được đặt ở vị trí trang trọng tại một không gian văn hóa nghệ thuật ý nghĩa của thành phố - Bảo tàng Hà Nội - một công trình văn hóa nghệ thuật trọng điểm vừa hoàn thành dịp Đại lễ. Đó là thiển ý của người viết, nhưng cũng là mong mỏi của nhiều nghệ sĩ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.