Theo dõi Báo Hànộimới trên

Ngân hàng từ chối thanh toán hơn 2.000 tỷ đồng

H.V| 05/06/2013 09:09

(HNMO) – Theo số liệu được Chính phủ báo cáo trước Quốc hội sáng 5/6, kết quả kiểm toán 8 tháng đầu năm 2012 cho thấy, hầu hết các dự án đầu tư được kiểm toán đều có sai phạm...


Theo báo cáo về tình hình thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2006 - 2012 của Chính phủ, trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) chi thường xuyên, từ 2006 - 2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng.

Từ 2006 - tháng 7/2012, hệ thống kho bạc nhà nước đã thực hiện kiểm soát và phát hiện trên 219.000 khoản chi của hơn 96.443 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, đã từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng 2.086 tỷ đồng.



Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, chỉ riêng năm 2010, cả nước có 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực hiện trong kỳ; số dự án phải điều chỉnh chiếm 15,14% (5.239/34.607); số dự án vi phạm quy định về quản lý đầu tư là 221 dự án, chiếm 0,63% (vi phạm về thủ tục đầu tư 112 dự án, vi phạm về quản lý chất lượng 109 dự án). Kết quả kiểm toán 8 tháng đầu năm 2012 cho thấy, hầu hết các dự án đầu tư được kiểm toán đều có sai phạm trong công tác đấu thầu, thẩm định, phê duyệt dự án, nghiệm thu khống, nghiệm thu sai khối lượng, đơn giá, quyết toán thừa cho nhà thầu.

Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp đã thực hiện tiết giảm chi phí được 4.433 tỷ đồng trên tổng số 12.548,7 tỷ đồng đã đăng ký, đạt 35.22%. Năm 2011, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thua lỗ lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu quân đội hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao như Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí; một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả như Tổng công ty CN Sài Gòn, Tổng công ty Văn hoá Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng từ chối thanh toán hơn 2.000 tỷ đồng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.