Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nên thông báo

Người Xây Dựng| 06/12/2015 06:16

(HNM) - Chiều muộn 3-12, anh Hoàng (B6, KTT Thanh Xuân Bắc) lên xe buýt tuyến 02, hướng đi Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa. Vào giờ tan tầm nên xe buýt rất đông, chen mãi anh mới kiếm được chỗ đứng ở cuối xe.

Cùng đứng cạnh chỗ anh Hoàng có một thanh niên muốn xuống điểm đỗ xe buýt gần gò Đống Đa. Tưởng lái xe mở cửa số 3 phía cuối xe cho hành khách xuống nên anh thanh niên ung dung đứng đợi, thế nhưng chờ mãi chẳng thấy cửa mở, anh này hô to:

- Anh tài xế ơi mở cửa sau đi!

- Hành khách xuống ở cửa số 2, cửa số 3 chúng tôi không mở vì không quan sát được - Tài xế nói.

Thấy xe chuyển bánh, anh thanh niên vừa chen lên cửa số 2 vừa kêu:

- Cho tôi xuống với.

Vậy nhưng, tài xế không dừng, anh thanh niên đành ngậm ngùi đi thêm bến nữa rồi mới có thể quay trở lại chỗ cần xuống. Trước khi xuống xe, anh ta phê bình lái xe:

- Lần đầu tiên tôi đi xe buýt nên chưa biết. Cửa số 3 là cửa xuống nhưng nếu không sử dụng thì các anh phải dán thông báo để hành khách biết chứ. Một ngày có biết bao người lần đầu đi xe buýt như tôi, thanh niên đã vậy, các cụ già mắt mờ chân chậm sẽ rất khổ và nguy hiểm.

Chứng kiến sự việc, Người Xây Dựng thấy anh thanh niên góp ý đúng. Là người thường xuyên đi xe buýt 02, Người Xây Dựng thấy xe này thiết kế 3 cửa gồm: Cửa số 1 ở phía đầu xe để khách lên xe, cửa số 2 ở giữa xe và cửa số 3 ở cuối xe là cửa xuống. Tuy nhiên, lái xe thường chỉ mở cho hành khách xuống xe ở cửa số 2, còn cửa số 3 hiếm khi được mở. Nếu là người thường xuyên đi xe buýt 02 sẽ có kinh nghiệm, còn nếu người đi lần đầu sẽ không thể biết được điều này. Thông thường, xe buýt dừng đỗ tại các điểm đón trả khách chỉ mấy chục giây, nếu khách từ phía cửa số 3 chen được lên của số 2 để xuống sẽ không kịp và bị lỡ bến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nên thông báo

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.